10/13 Tỉnh miền Tây có nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô 2025
20/03/2025 27
Mùa khô năm 2025, tình trạng xâm nhập mặn tại Đồng Bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn biến phức tạp đe dọa đến sản xuất và đời sống người dân. Theo dự báo, có đến 10/13 tỉnh trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm. Trước tình trạng này, việc chủ động ứng phó, tìm kiếm giải pháp phù hợp là điều cấp thiết để giảm thiểu thiệt hại. Cụ thể, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Dự báo xâm nhập mặn mùa khô 2025
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đang ở giai đoạn giữa mùa khô với tình trạng xâm nhập mặn gia tăng tại nhiều khu vực. Theo ghi nhận, trong kỳ triều cường cuối tháng 2 và đầu tháng 3 (25/2 – 4/3/2025) ranh mặn 4g/l tại các cửa sông Cửu Long dao động từ 42-60km, tùy từng vị trí. So với các mùa khô năm 2024, 2020, 2016 đều có xu hướng thấp hơn, tuy nhiên so với trung bình nhiều năm thì mức xâm nhập mặn này cao hơn từ 4-10km.
Giai đoạn từ 12/3/2025 đến 15/3/2025, xâm nhập mặn tiếp tục tăng nhẹ theo kỳ triều cường. Điều này ảnh hưởng đến việc lấy nước ngọt của các công trình thủy lợi trong phạm vi 40-55km tính từ biển với các khu vực chịu ảnh hưởng lớn bao gồm sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông.
Theo dự báo của viện khoa học thủy lợi miền Nam, sau ngày 15/3/2025 đến cuối tháng 3/2025, dự báo dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong về ĐBSCL sẽ tăng mạnh, giúp xâm nhập mặn ở các cửa sông giảm đáng kể. Trong thời gian này, các khu vực cửa sông Cửu Long cách biển từ 30-40km có thể bắt đầu xuất hiện nước ngọt thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy nước, đặc biệt trong các đợt triều thấp.
Tuy nhiên, tình trạng xâm nhập mặn có thể duy trì đến hết tháng 4/2025 tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là lưu vực hai sông Vàm Cỏ. Do đó, chính quyền và người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của xâm nhập mặn trong thời gian tới.
10/13 Tỉnh miền Tây có nguy cơ xâm nhập mặn cao
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trước diễn biến xâm nhập mặn này, có tới 10/13 tỉnh thành chịu ảnh hưởng. Cụ thể:
-
Long An, Tiền Giang, Bến Tre: Mặn xâm nhập sâu vào sông Tiền, Vàm Cỏ Tây, Hàm Luông, ảnh hưởng các huyện ven sông.
-
Trà Vinh, Vĩnh Long: Nhiễm mặn trên sông Cổ Chiên, sông Hậu, tác động đến Cầu Kè, Tiểu Cần, Vũng Liêm…
-
Sóc Trăng, Hậu Giang: Mặn xuất hiện trên sông Mỹ Thanh, sông Cái Lớn, ảnh hưởng Long Phú, Trần Đề, Vị Thanh…
-
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang: Xâm nhập mặn trên diện rộng, mức độ cao ở nhiều sông lớn.
Trong khi đó, 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ không xuất hiện tình trạng nhiễm mặn trong mùa khô này. Tuy nhiên, để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất ổn định, bạn cần chuẩn bị phương pháp ứng phó kịp thời.
Hậu quả của xâm nhập mặn
Nếu không có biện pháp ứng phó phù hợp, xâm nhập mặn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất, nuôi trồng của người dân. Hiện tượng này gây khan hiếm nước ngọt, thiếu nước sinh hoạt đồng thời gia tăng chi phí ứng phó và giảm thu nhập.
Ngoài ra, hạn mặn còn làm giảm năng suất lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Từ đó gây áp lực cho nhiều công trình khi cần phải nâng cấp để kiểm soát độ mặn. Đặc biệt, xâm nhập mặn còn đẩy nhanh quá trình sạt lở, xói mòn đất, đe dọa sinh kế và đời sống của hàng triệu người tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn
Đứng trước nguy cơ có tới 10/13 tỉnh miền Tây chịu ảnh hưởng từ xâm nhập mặn 2025, cơ quan chức năng cùng người dân cần có những giải pháp ứng phó kịp thời. Cụ thể, dưới đây là một số biện pháp phù hợp có thể áp dụng:
-
Chủ động theo dõi độ mặn nước: Người dân cần trang bị máy đo độ mặn chuyên nghiệp như DMT-20, Total Meter SA1397, Total Meter EZ-9909SP để kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, kịp thời điều chỉnh phương án lấy nước phù hợp.
-
Tích trữ và quản lý nguồn nước: Xây dựng ao hồ trữ nước mưa, sử dụng túi trữ nước ngọt, hạn chế thất thoát nước.
-
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Lựa chọn giống chịu mặn, áp dụng kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước.
-
Nâng cấp hệ thống thủy lợi: Xây dựng cống ngăn mặn, đê bao, cải tạo kênh mương để kiểm soát dòng chảy.
-
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức: Hướng dẫn người dân cách nhận diện sớm nguy cơ xâm nhập mặn và biện pháp ứng phó phù hợp.
Như vậy, thongtinkythuat.com đã chia sẻ đến bạn những thông tin về xâm nhập mặn, hạn mặn ở miền Tây trong thời gian tới. Đừng quên tiếp tục theo dõi website để cập nhật bản tin mới nhất về tình trạng này nhé!