Cách tính lực siết bu lông bánh xe đúng cách, chính xác

15/06/2022 3252

Trong quá trình tháo, lắp bánh xe ô tô, xe máy để sửa chữa đều cần biết được lực siết phù hợp. Vậy, lực siết bu lông bánh xe được tính như thế nào? Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn cách tính lực siết bu lông bánh xe dưới đây.

Cách tính lực siết bu lông bánh xe dưới đây

Trước khi tiến hành siết lại bu lông ở bánh xe, bạn cần nắm được lực siết bu lông bánh xe để chọn được loại máy siết bu lông phù hợp. Điều này đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của bánh xe.

Siết bánh xe hơi cần đúng lực

Siết bánh xe hơi cần đúng lực

Khi xe di chuyển, bánh xe sẽ chuyển động ổn định, không bị đảo, lắc hoặc quá chặt khiến bánh không thể chuyển động. Do vậy, bạn có thể tham khảo những cách tính lực siết bu lông bánh xe dưới đây.

Xác định kích cỡ bu lông

Đầu tiên, bạn cần quan sát bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông bên dưới. Từ bảng này, bạn có thể thấy được những thông số như đường kính, kích thước bu lông… Từ đó, bạn có thể tính lực siết bu lông bánh xe chính xác.

  • Cộ đầu tiên: có nghĩa là đường kính của bu lông: M3, M4, M5…
  • Cột thức 2:  chính là size của bu lông ( còn được hiểu là kích thước ecu vặn vào bu lông)
  • Cột thứ 3 được hiểu là cấp độ bền của bu lông như 4.4, 8.8… thường được thể hiện trên đỉnh bu lông.

Bạn cần biết rằng đường kính và kích thước bu lông là hai thông số khác nhau. Tùy thuộc vào công việc, bạn có thể gọi từng loại bu lông theo đường kích hoặc theo kích thước Ecu. Hai đại lượng này có mối liên hệ theo công thức: s=1.5 * d

Như vậy, khi mua máy siết bu lông hay cần siết lực, cờ lê lực… Bạn cần phải đưa ra loại bu lông chính xác để người bán có thể tư vấn đúng loại dụng cụ phù hợp.

Vd : Bulong M16 sẽ đi với ecu size 24mm. Bulong M24 sẽ đi với ecu size 36mm

Bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông theo kích cỡ

Bảng tiêu chuẩn lực siết bu lông theo kích cỡ

Xác định lực siết bu lông bánh xe

Sau khi đã xác định được hai đại lượng “d” và “s”. Bạn chỉ cần dóng sang phải theo hàng cột cấp độ bền của bu lông. Tại những ô giao nhau chính là lực siết bu lông của bánh xe cần phải xiết.

Ví dụ

  • Bulong M24, đai ốc 36mm, độ cấp bền 8.8 là 691 N.m
  • Bulong M16, đai ốc 24mm, độ cấp bền 10.9 có lực xiết bulong tiêu chuẩn là 291 N.m

Sau khi có được lực siết bu ông bánh xe, bạn chỉ cần chuẩn bị thiết bị có khả năng siết bu lông với lực vừa phải. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng được loại máy siết bu lông phù hợp.

Hướng dẫn cách siết bu lông bánh xe theo vị trí

Ngoài việc lựa chọn lực siết bu lông bánh xe chính xác, bạn cũng cần nắm được thú tự siết các bu lông phù hợp. Nếu bạn đang siết bu lông theo chiều kim đồng hồ cần phải dừng lại ngay.

Nguyên nhân rất đơn giản bởi cách siết này sẽ khiến cho lực siết không được phân phố đồng đều. Như vậy, bánh xe rất dễ bị nứt, uốn cong, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bánh xe.

Hỉnh mô phỏng một vài cách siết bu lông

Hỉnh mô phỏng một vài cách siết bu lông

Do vậy, bạn có thể học cách siết theo những đường chéo hoặc siết theo hình ngôi sao. Với cách này sẽ giúp cho lực tiếp xúc với moay ơ được phân bố đồng đều. Dưới đây là hình minh họa của một số cách siết bu lông bánh xe.

Xem thêm: Cách chọn máy siết bu lông phù hợp với từng công việc

Một số dụng cụ siết bu lông bánh xe hiện nay

Bạn có thể tìm hiểu những dụng cụ siết bu lông phổ biến để chọn được thiết bị phù hợp cho công việc. Những dụng cụ siết bu lông phổ biến như cờ lê lực (cần siết lực), máy siết bu lông, súng bắn hơi…

Cờ lê lực

Cờ lê lực còn được biết đến là các loại cần siết lực có thể kiểm tra được lực siết bu lông. Hiện nay, các xưởng sửa chữa thiết bị máy công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng cần siết lực.

Cần siết lực được dùng siết bu lông phổ biến

Cần siết lực được dùng siết bu lông phổ biến

Điểm nổi bật của cờ lê lực chính là có thể điều chỉnh lực siết mong muốn đến khi có thông báo. Nhờ vậy, bạn có thể siết chính xác, hạn chế ren ốc bị nhờn, bị vỡ.

Một lưu ý khi chọn cờ lê lực, bạn cần chọn đúng với kích cỡ bu lông. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tính lực siết của bu lông bánh xe để tiến hành siết bu lông phù hợp.

Một nhược điểm rõ nhất của cờ lê lực chính là khi thao tác, bạn cũng sẽ mất nhiều công sức để vặn bu lông. Khi làm việc thường xuyên, bạn có thể sẽ tốn nhiều sức lực và thời gian để tháo vặn đai ốc, bu lông.

Máy siết bu lông

Máy siết bu lông cũng là một trong những thiết bị siết bu lông chất lượng được sử dụng phổ biến hiện nay. Máy siết bu lông hội tụ nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Lực siết bu lông đa dạng, đáp ứng tốt các yêu cầu của người sử dụng.
  • Máy dễ sử dụng, nhỏ gọn, không mất nhiều công sức khi làm việc.
  • Máy hoạt động nhanh, chính xác với tính năng tự động dừng khi siết hoặc tháo xong bu lông.
  •  Đa dạng mẫu mã với nhiều thương hiệu khác nhau.
Máy siết bu lông mang lại hiệu quả siết nhanh, chính xác

Máy siết bu lông mang lại hiệu quả siết nhanh, chính xác

Với việc sử dụng máy siết bu lông rất thích hợp cho việc tháo siết bu lông của các loại bánh xe. Bạn có thể sử dụng máy hiệu quả để phục vụ cho công việc.

Khi chọn mua máy bắn bu lông, bạn cần chú ý chọn mua các loại máy siết chính hãng từ những thương hiệu uy tín như máy siết bu lông Makita, Bosch, Dewalt… Đây đều là những hàng cao cấp, đảm bảo máy có chất lượng, độ bền và phục vụ tốt cho công việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số loại máy siết bu lông chất lượng được ưa chuộng hiện nay như: Makita DTW1001RTJ, Bosch GDS 250-LI, Makita DTW190RFJX ,… Những dòng máy này được sử dụng phổ biến tại các nhà máy lắp ráp, gara ô tô lớn…

Súng bắn bu lông hơi (khí nén)

Sung bắn bu lông bằng hơi cũng là dụng cụ đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Súng băn bu lông bằng khí nén mang đến khả năng siết với lực mạnh, giá thành rẻ. Tuy nhiên, súng sẽ cần phải được kết nối với các loại máy nén khí để tạo được áp suất lớn giúp bắn bu lông vào vị trí dễ dàng.

Súng bắn bu lông khí nén được dùng phổ biến tại các tiệm sửa xe

Súng bắn bu lông khí nén được dùng phổ biến tại các tiệm sửa xe

Ví dụ như: Bu lông bánh xe o tô có yêu cầu lực siết 250Nm, tuy nhiên súng bắn bu lông hơi bắn bu lông với lực siết lên tới 300Nm. Điều này khiến cho bu lông được bắn mạnh vào trong ren sẽ gây các hiện tượng ren bị trờn, bu lông dễ bị lỏng nếu bị bắn với lực siết lớn thường xuyên. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý sử dụng các thiết bị siết bu lông phù hợp với bánh xe tránh gây hỏng hóc.

Tổng hợp hướng dẫn tính lực siết bu lông bánh xe sẽ giúp bạn xác định được lực siết bánh khi không có thông tin từ nhà sản xuất. Nhờ vậy, bạn có thể thực hiện các công việc sửa chữa xe chính xác và hiệu quả.