Mẹo xử lý bể cá bị rêu xanh đơn giản nhanh chóng

20/01/2022 3315

Bể cá bị rêu xanh là trường hợp khá phổ biến và làm mất mỹ quan lem nhem khó chịu. Bật mí cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả, nhanh chóng mà không cần thay nước.

Tại sao bể cá cảnh bị rêu?

Nuôi cá cảnh hiện đang rất được các gia đình ưa chuộng. Thú nuôi cá không chỉ là đam mê mà còn giúp con người giải tỏa stress sau những ngày làm việc vất vả.

Bể cá bị rêu xanh gây ảnh hưởng đến cá

Bể cá bị rêu xanh gây ảnh hưởng đến cá

Tuy nhiên có 1 “vấn nạn” khiến đa số các “dân chơi cá” đau đầu đó là rêu. Dù nuôi trong bể cá thủy tinh, bể nhựa, bể xi măng hay những hồ nuôi nhân tạo, lũ rêu đều phát triển gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Tìm hiểu cách xử lý nước hồ cá bị rêu, muốn diệt trừ rêu triệt để, trước tiên bạn cần phải hiểu tại sao rêu hình thành? Hãy cùng Thongtinkythuat.com điểm qua 1 số lý do mà 1001 bể cá cảnh đều gặp phải:

Thừa ánh sáng

Việc chiếu sáng bằng đèn 24/24 hoặc đặt bể cá ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu nhiều chính là nguyên nhân sinh rêu nhanh chóng. Có thể bạn không biết, rêu cực thích ánh sáng. Việc thừa sáng đã khiến bể nhanh chóng bị rêu.

Bể cá bị rêu do có nhiều ánh sáng

Bể cá bị rêu do có nhiều ánh sáng

Thừa photphat và nitrat

Photphat và nitrat là hai chất dinh dưỡng mà rêu, tảo hại cực kỳ ưa thích. Nitrat có thể sản sinh từ phân cá hoặc từ thức ăn thừa. Do vậy khi nuôi quá nhiều cá trong bể hoặc cho quá nhiều thức ăn khiến cá không ăn hết đều là nguyên nhân sinh ra rêu trong hồ cá.

Lâu ngày không vệ sinh, thay nước

Thả cá và cho cá ăn thì dễ nhưng việc vệ sinh, thay nước lại khiến nhiều người ngại ngần nên rất hiếm khi thực hiện. Đó là lý do rêu nhanh hình thành. Bởi lâu ngày không rửa bể, thay nước khiến nước bị bẩn và là nguyên nhân thúc đẩy các bào tử tảo, rong rêu hình thành nhanh chóng và phát triển.

Các loại rêu thường gặp trong hồ cá và tác hại của chúng

Nếu muốn biết cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả bạn phải hiểu rõ về từng loại rêu hại. Từ đó, bạn có thể biết chúng hình thành như thế nào, phát triển ra sao.

Rêu chùm đen

Rêu chùm đen là loại rêu khá xấu xí. Chúng thường hình thành các mảng, có mảng xanh hoặc màu đen bám trên lá cây thủy sinh trong hồ cá hoặc vật trang trí, các ống dẫn nước, ống lọc nước. Điều kiện thuận lợi để rêu chùm đen phát triển là các chất hữu cơ dư thừa trong nước hồ quá nhiều, bể có quá nhiều cá khiến nước trong hồ quá bẩn.

Reu chùm đen thường có trong bể cá

Reu chùm đen thường có trong bể cá

Rêu nâu

Đây là loại rêu phát triển trước tiên trong bể cá mới, nó thường mọc trên sỏi và kính. Không như các loại rêu khác, loại rêu này cần silicat để mọc, tăng mức độ ánh sáng rêu nâu có thể loại bỏ dễ dàng khỏi bể kính. Nhiều loài cá không thích ăn loài rêu nay.

Rêu nước xanh

Loại rêu này hầu như bể cá cảnh nào cũng gặp phải. Loại rêu này khiến nước trong hồ, bể cá biến thành màu xanh, không còn trong như ban đầu. Loại rêu này phát triển cực nhanh chóng và hút hết oxy trong bể. Nếu thấy nước có hiện tượng bị xanh mà không xử lý ngay cá trong hồ sẽ nhanh chóng bị chết do ngạt, thiếu oxy.

Rêu nước xanh phổ biến trong các bể cá bị bẩn

Rêu nước xanh phổ biến trong các bể cá bị bẩn

Rêu tóc, rêu tơ

Có tên là rêu tóc, rêu tơ xuất phát từ hình dạng của chúng. Những loại rêu này có sợi mảnh, dài như những sợi tóc và sợi tơ và thường có màu xanh. Loại rêu này phát triển khi hồ có quá nhiều ánh sáng, dư thừa sắt nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Đặc biệt với các hồ cá có cây thủy sinh, loại rêu này rất dễ phát triển.

Tảo hại

Có rất nhiều loại tảo hại như tảo sừng hươu, tảo lam…thế nhưng loại tảo thường gặp nhất trong bể cá cảnh đó chính là tảo nâu. Loại tảo này hơi nhớt, có màu nâu, phát triển cực nhanh. Bản chất nó chính là khuẩn diatoms. Chúng bám trên lá cây, trên thành bể hay nền bể.

Rêu nhớt xanh

Cách nhận biết chúng dễ dàng nhất là khi thấy những đám xanh nhỏ li ti, cầm vào tay thấy nhớt, trôi lơ lửng trong hồ hay trong bể cá. Loại rêu này thức chất là 1 loại khuẩn cyanobacteria.

Nó tự sinh ra khi hệ thống lọc nước trong hồ kém, thiếu vi sinh. Loại rêu này có mùi hôi, thường xuất hiện ở nền, mặt nước, và những chỗ có dòng chảy kém.

Rêu bụi xanh

Rêu bụi xanh là 1 loại rêu gây hại khó chịu. Vì việc xử lý, diệt trừ chúng khá khó (thay nước đôi khi cũng không hiệu quả). Chúng bám thành mảng trên mặt kính rồi nhanh chóng phát triển, bám vào lá cây, nền, vật liệu lọc, và làm nước chuyển màu xanh nhạt. Loại rêu này phát triển cũng khiến oxi trong nước bị hao hụt làm cá và các sinh vật cảnh yếu, chết dần.

Rêu bụi xanh trong bể cá cảnh

Rêu bụi xanh trong bể cá cảnh

Cách xử lý nước hồ cá bị rêu xanh cực hiệu quả

Có khá nhiều cách xử lý nước hồ cá bị rêu được áp dụng rộng rãi. Thế nhưng cách triệt để nhất mà vẫn đảm bảo an toàn đó chính là sử dụng các chế phẩm sinh học.

Xử lý rêu trong hồ cá an toàn bằng các chế phẩm sinh học

Như đã đề cập, có nhiều loại rêu trong hồ cá rất cứng đầu, thay nước cũng không diệt trừ được chúng. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn là giải pháp được khuyên dùng cho tất cả những ai đang sở hữu hồ cá, bể cá cảnh hay bể thủy sinh.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm được quảng cáo có thể diệt trừ rêu hại trong hồ cá. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại chế phẩm phù hợp để dùng cho bể cá của gia đình.

Vệ sinh bể thường xuyên

Bể cá bẩn, không được vệ sinh thường xuyên là lý do khiến rêu và tảo có được môi trường phát triển trong bể cá. Vì vậy, nếu được vệ sinh thường xuyên, nước sẽ sạch hơn, hạn chế phát triển rêu, bệnh hại.

Xử lý bể cá bị rêu xanh bằng vệ sinh thường xuyên

Xử lý bể cá bị rêu xanh bằng vệ sinh thường xuyên

Thay nước trong bể đúng cách và hợp lý

Nước trong bể cá phải là nước sạch, đã qua xử lý, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của cá cũng như không mang các bào tử rêu và mầm bệnh. Do đó khi thay nước trong bể cá bạn nên sử dụng nước máy đã được để bên ngoài khoảng 2 tiếng đồng hồ để bay bớt clo

Nuôi động vật ăn rêu như cá bút chì, cá otto

Có rất nhiều loài cá ăn rêu, có thể thỉnh thoảng thả thêm loài tỳ bà mũi có nhiều tua thêm vào bể cá ăn mồi, trong một vài đêm 1 con tỳ bà loại này có thể ăn hết được rêu.

Cá otto ăn rêu hiệu quả

Cá otto ăn rêu hiệu quả

Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể

Như đã đề cập: tảo, rêu rất ưa nắng, chúng phát triển tốt dưới ánh nắng mặt trời, do vậy bạn nên tránh đặt bể cá ở những vị trí đón ánh nắng trực tiếp như ban công, gần cửa sổ. Thay vào đó nên để trong nhà ở vị trí vẫn có ánh sáng, không quá tối.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết những cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả mà không mất nhiều công sức. Từ đó, bể cá của gia đình sẽ luôn được trong sạch, không mang đến những mầm bệnh cho cá.