Cây xanh thải khí CO2 khi nào và lý do vì sao?
17/12/2021 4580
Chúng ta đều biết rằng cơ chế sinh học của các loài thực vật là hấp thụ cacbon đioxit (CO2) và thải ra khí oxy (O2). Vậy thì liệu cây xanh có thải khí CO2 không và nếu có nó xảy ra khi nào? Hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Sự thật cây thải ra khí CO2 có đúng không?
Nhiều người chỉ biết rằng vào ban ngày khi cây xanh quang hợp sẽ hấp thụ khí CO2, nước và ánh sáng để sử dụng vào quá trình trao đổi chất của cây giúp cây phát triển. Thế nhưng lại rất ít người biết rằng cây xanh cũng thực hiện quá trình hô hấp và thải ra khí CO2.
Như vậy không chỉ con người và các loại động vật mới cần phải hô hấp để duy trì sự sống, mà cây xanh cũng cần hô hấp suốt ngày đêm để thực hiện quá trình trao đổi chất và duy trì sự sống.
Trong quá trình tiến hành hô hấp, cây sẽ lấy O2 (oxy) trong tự nhiên để tiến hành phân giải tất cả các chất hữu cơ, và đồng thời sản sinh ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống.
Sau quá trình hô hấp cây xanh sẽ thải ra khí CO2 (cacbonic) cùng với hơi nước. Như vậy có thể trả lời chắc chắn rằng cây xanh thải ra khí CO2 là đúng.
Cũng giống như các nguồn thải ra khí CO2 khác, quá trình hô hấp của cây có tác động rất lớn đến sự tăng lên của hàm lượng CO2 trong không khí. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lượng khí thải CO2 trong quá trình hô hấp của cây là rất lớn. Nếu tính số cây trên rừng bằng diện tích bằng một sân bóng đá sẽ thải ra môi trường là 4,8 tấn CO2 mỗi năm. Lượng khí thải này tương ứng với lượng khí thải hàng năm của hai chiếc xe oto chạy bằng xăng.
Đặc biệt có một kịch bản tồi tệ đang diễn ra và đe dọa bầu khí quyển của Trái đất (theo các nhà khoa học trường Đại học Twente Hà Lan) vừa phát hiện cây thải ra khí CO2 nhiều hơn khi nhiệt độ cao thay vì hấp thụ CO2 và thải ra khí O2.
Biến đổi khí hậu đã khiến cho Trái đất của chúng ta nóng lên, khí hậu và thời tiết thay đổi đã khiến cho cây cối phản ứng lại và thích nghi với sự thay đổi đó. Thế nhưng chiều hướng thay đổi này sẽ là một thảm họa đối với bầu khí quyển.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như lá phổi xanh ấy không còn nữa hoặc không nhả ra khí O2 nữa?
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu khí CO2 là gì? Ứng dụng và một số tác hại của CO2
- Đo nồng độ CO2 trong không khí nên dùng máy nào thì tốt?
Cây xanh thải ra khí CO2 khi nào? Vì sao?
Vào ban đêm cây xanh sẽ ngừng quá trình quang hợp nhưng vẫn thực hiện quá trình hô hấp. Tuy nói quá trình hô hấp của cây xanh được thực hiện liên tục cả ngày lẫn đêm, thế nhưng vào ban đêm quá trình hô hấp của cây diễn ra mạnh hơn và thay thế quá trình quang hợp của cây xanh.
Quá trình hô hấp của cây xanh sẽ hấp thụ khí O2 trong không khí để phân giải các hợp chất hữu cơ sản sinh ra các năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cây. Đồng thời sẽ thải ra CO2 và hơi nước.
Lý do của hiện tượng này là vì ban đêm nguồn năng lượng của ánh nắng mặt trời khiến cho quá trình quang hợp của cây bị ngưng lại. Lúc này, nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây bị ngừng lại vì vậy cây xanh phải tăng cường hoạt động hô hấp để thực hiện quá trình trao đổi chất duy trì sự phát triển của chúng.
Vì cây thải CO2 vào ban đêm cho nên đây cũng là một trong những lý do mà người ta khuyên bạn không nên trồng nhiều cây xanh trong nhà thiếu ánh sáng, hoặc để cây xanh trong phòng ngủ kín vào ban đêm.
Gợi ý trồng một số loại cây hấp thụ khí CO2 vào ban đêm
Trong thế giới tự nhiên luôn có rất nhiều điều thú vị cần chúng ta khám phá và tìm hiểu. Trong đó thực vật vẫn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Khi hầu hết các loại cây đều hấp thụ khí cacbonic vào ban ngày, thì có một số loại cây trồng trong nhà cũng hấp thụ cả khí CO2 vào ban đêm. Vậy đó là những loài cây nào?
Cây Xương Rồng hay còn có tên thực vật là Cactaceae, đây là một trong những giống cây có khả năng hấp thụ khí CO2 hàng đầu vào đêm bằng cách hạn chế thải ra hơi nước nhờ mở khí khổng trong đêm.
Cây Nha Đam: Loại cây này có tên thực vật là cây Nha Đam, Lô Hội, Aloe barbadensis miller, đây cũng là loại cây có khả năng mở khí khổng vào ban đêm để hạn chế mất nước. Khí CO2 thu được sẽ được giữ trong không bào dưới dạng malat.
Cây Lưỡi Hổ: Có tên thực vật là Sansevieria trifasciata, trong một nghiên cứu của Đại học Naresuan, Phitsanulok Thái Lan cho biết cây Lưỡi Hổ có thể hấp thụ khí CO2 ở mức 0,49 ppm / m3 (một phần triệu trên mét khối) trong hệ thống kín.
Phong Lan: Còn có tên thực vật là Orchidaceae có khả năng tăng sự hấp thụ CO2 vào ban đêm, nếu bạn đang tìm kiếm một loài cây treo trong phòng ngủ thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Cây Lan Bình Rượu có tên khoa học là Beaucarnea recvata, đây là một loài cây mọng nước và có khả năng chịu hạn rất tốt, lá loại cây nhả khí Oxy vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Cây Ngọc Bích hay có tên gọi khoa học là Crassula ovata cũng là loại cây có thể hấp thụ CO2 vào ban đêm. Chúng giảm thiểu CO2 vào ban đêm và thực hiện quang hợp vào ban ngày qua chu trình Calvin .
Rau Sam có tên gọi khoa học là Portulaca oleracea – là loài cây thực hiện quang hợp bằng chu trình CAM. Ngoài ra đây còn là một nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ và omega-3 tuyệt vời.
Như vậy bài viết trên đây Thongtinkythuat.com vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi cây xanh có thải khí CO2 không và cây xanh thải ra khí CO2 khi nào? Cũng như giới thiệu đến các bạn một số loại cây có khả năng hấp thụ khí CO2 vào ban đêm. Hy vọng rằng những thông tin này có ích cho bạn!