Cấp chính xác là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện

27/03/2023 569

Mỗi thiết bị đo hay đồng hồ đo điện đều có cấp chính xác để thể hiện khả năng đo. Vậy, cấp chính xác là gì? RDG là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện như thế nào? Bài viết dưới đây của Thongtinkythuat.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấp chính xác của thiết bị đo.

Cấp chính xác là gì?

Cấp chính xác là gì? Cấp chính xác được quy định tại Tiêu chuẩn Việt nam như sau “cấp chính xác có thể hiểu là đặc trưng tổng quát của phương tiện đo phản ánh đặc trưng đo lường, có liên quan mật thiết đến độ chính xác của thiết bị đo”.

Cấp chính xác thể hiện khả năng đo chính xác so với giá trị thực tế

Cấp chính xác thể hiện khả năng đo chính xác so với giá trị thực tế

Như vậy, cấp chính xác của thiết bị đo sẽ được quy định theo từng lĩnh vực. Cấp chính xác xác của đồng hồ đo điện có thể hiểu là sai số nhỏ nhất khi đo các giá trị và so sánh với giá trị tham chiếu được ghi trên thiết bị đo.

Khi đó, thiết bị đo sử dụng đo lường sẽ cần đúng theo quy định của nhà sản xuất. Cấp chính xác của đồng hồ đo điện cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng như cấu tạo, chất liệu, công nghệ đo… Đồng hồ đo điện có cấp chính xác càng nhỏ thì sai số và kết quả sẽ càng đúng nhất.

Khi nhắc đến cấp chính xác trên các đồng hồ đo điện sẽ cần chú ý đế RDG của thiết bị đó. Vậy RDG là gì? Đại lượng này có quan hệ thế nào đến độ chính xác của đồng hồ.

RDG là gì?

Định nghĩa RDG

Đối với câu hỏi RDG là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản RDG là độ chính xác của các máy kiểm tra, đồng hồ đo kỹ thuật số.

RDG còn được hiểu là định nghĩ dùng để kiểm tra sự khác biệt giữa giá trị đo, đọc với giá trị thực cho một đại lượng đo được cùng tham chiếu.

RDG được dùng để kiểm tra độ sai số của đồng hồ đo điện

RDG được dùng để kiểm tra độ sai số của đồng hồ đo điện

Độ chính xác sẽ được chỉ định theo định dạng:

(± xx% rdg ± xx dgt)

Trong đó:

  • ± xx%: tỷ lệ % liên quan đến việc đọc, tỷ lệ với đầu vào.
  • ± xx: biểu thị phần số được biết đến là hằng số bất kể đầu vào.

Hiện nay, các đồng hồ đo điện đều có độ chính xác cơ bản là ±% rdg. Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Đồng hồ đo điện vạn năng có độ chính xác tại thang đo điện áp DC là  ± 1% và điện áp thực là 1V. Khi đó, đồng hồ sẽ hiển thị giá trị đo được là 1.00 V ± 1% hoặc 0.99 V đến 1.01 V.

Độ chính xác RDG sẽ không tính hoạt động của trung tâm đồng hồ vạn năng điện và mạch xử lý tương tự. Theo từng chức năng mà các mạch sẽ có ADC phi tuyến, dung sai và giá trị offset khác nhau.

LSD là gì?

Một số đồng hồ vạn năng còn có chỉ số LSD. Vậy LSD là gì?

Đối với những đồng hồ đo điện khi hoạt động trong mô trường nhiễu sóng, tín hiệu bị nhiễu sẽ ảnh hưởng đến độ phân giải và độ chính xác. Do vậy, nhà sản xuất đã mang các thiết bị đo có thông số kỹ thuật với độ chính xác theo công thức:

Độ chính xác: ± (% Rdg + số LSD)

Trong đó:

  • Rdg (reading) = giá trị thực của tín hiệu mà DMM đo được
  • LSD (least significant digit) = chữ số có nghĩa nhỏ nhất

Như vậy, LSD là đại lượng thể hiện mức độ không chắc chắn và lỗi làm tròn. Trong các thiết bị đo, chỉ số LSD có thể thay đổi từ các chức năng và dải đo khác nhau. Do vậy, bạn cần xác định độ chính xác và dải đo sẽ không liên quan đến nhau để khi đo sẽ hạn chế được những sai số lớn có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

Xem thêm: Tìm hiểu công dụng, chức năng và phân loại của đồng hồ đo điện

Cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện

Vậy, cách tính sai số của đồng hồ đo điện như thế nào để xác định được độ chính xác trên các thiết bị đo. Một trong những cách tính sai số của đồng hồ đo điện đơn giản nhất chính là kiểm tra sai số trên thông số kỹ thuật của thiết bị đó.

Tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện dễ dàng

Tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện dễ dàng

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức sau:

K = 100*deltaXmax/A

Trong đó:

  • DeltaXmax là sai số tuyệt đối lớn nhất
  • A là khoảng thang đo trên thiết bị đo

Ví dụ: Một ampe kìm có cấp chính xác là 1.0, thì sai số ở thang đo 100A sẽ được tính là: 100*1/100 = 1(A).

Hiện nay, đa số các đồng hồ đo điện vạn năng, ampe kìm đều có độ chính xác cao. Bạn chỉ cần chú ý chọn mua các thiết bị chính hãng và chất lượng đến từ các hãng như Hioki, Kyoritsu, Fluke… Đây đều là những hãng chuyên cung cấp các loại đồng hồ đo điện chất lượng như đồng hồ vạn năng Kyoritsu, ampe kìm Hioki

Xem thêm: Top 5 đồng hồ vạn năng giá rẻ nên mua nhất hiện nay

Cách tính sai số của đồng hồ đo điện

Khi bạn muốn sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra điện chính xác nhất, bạn cần biết đến sai số của đồng hồ đo điện. Bạn có thể tham khảo cách tính sai số của đồng hồ đo điện theo từng loại dưới đây.

Cách tính sai số của đồng hồ đo điện kim

Tính sai số của vom kim sẽ được tính bằng %, sai số tính theo thang đo được sử dụng. Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Đồng hồ đo ở thang 250 DC V, sai số sẽ bằng 250V: 100x(1%) = 2.5V. Như vậy, sai số sẽ ở khoảng ± 2.5V.

Nếu thang đo đồng hồ ở mức 10VDC sẽ sai số sẽ bằng 10V:100×1%= 0.1V => Sai số thang đo là  ± 0.1V.

Cách tính sai số của đồng hồ vạn năng

Cách tính sai số của đồng hồ vạn năng

Cách tính sai đố đồng hồ đo điện điện tử

Với các đồng hồ đo điện điện tử sẽ được tính cho tất cả các thang đo, không tính dấu chấm cách. Tùy thuộc từng đồng hồ sẽ có số hiển thị là 3 số, 4 số, 5 số hoặc 6 số. Khi đó, giá trị thực mà đồng hồ đo được sẽ tính là 100V, 101V, 102V, 103V, 105V…

Ví dụ: Bạn điều chỉnh đồng hồ về thang đo 3 ½ về thang đo dòng điện 200VDC để đo dòng điện 100V. Khi đó sai số sẽ được tính bằng 00V + 5 = 105V. Còn nếu sử dụng thang đo 20VDC để đo điện áp 10VDC thì sai số sẽ được tính bằng 10V + 0.05 = 10,05V.

Như vậy, tìm hiểu cấp chính xác là gì, rdg là gì sẽ giúp bạn hiểu thêm độ chính xác của các kết quả đo trên đồng hồ đo điện so với giá trị thực. Hiện nay, đa số các đồng hồ đo điện đều có ghi rõ cấp chính xác rdg của từng thang đo để bạn có thể dễ dàng đối chiếu cho công việc kiểm tra điện.