Cấp đo lường CAT là gì? Ý nghĩa của thông số CAT trên thiết bị đo điện

15/11/2021 791

Cấp đo lường CAT là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về điện và các thiết bị đo điện. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ CAT là gì và có ý nghĩa như thế nào. Để có những thông tin chi tiết, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Cấp đo lường CAT là gì?

Cấp đo lường CAT là một từ viết tắt của “Category” – thuật ngữ chỉ cấp độ hay các nhóm, các loại của đo lường điện hiện nay. Do đó, cấp đo lường CAT được hiểu là quá trình đánh giá về đại lượng hay định lượng của các đơn vị cần đo trong hệ thống điện.

CAT là gì

Cấp đo lường CAT được ứng dụng trong tiêu chuẩn hệ thống điện

Mẫu đo lường điện CAT hầu hết đều có trị số được cho trước, cụ thể như là các điện cảm, các trở điện hay điện dung mẫu và các pin mẫu,… Còn dụng cụ đó chính là các thiết bị được sử dụng để thực hiện công việc gia công cho các tín hiệu trong suốt quá trình đo lường điện trở thành các dạng để thực hiện theo dõi hay điều chỉnh được một cách dễ dàng.

Vai trò của cấp đo lường CAT

Cấp đo lường CAT đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Cụ thể, cấp độ này nhằm mang đến sự bảo vệ tốt cho người dùng, mạch điện, hệ thống điện… Bởi nếu sử dụng điện tự do mà không kiểm soát, đo lường có thể dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người dùng.

Chính vì vậy, CAT được đưa vào các tiêu chuẩn, quy định chặt chẽ trong sử dụng điện khi làm việc hàng ngày. Ngoài ra, CAT còn góp phần quan trọng trong duy trì hoạt động sản xuất, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đo lường điện giúp người dùng kiểm soát và xử lý các tình huống, sự cố không mong muốn hiệu quả.

CAT là gì

Cấp đo lường CAT giúp đánh giá hệ thống điện, đảm bảo an toàn cho người dùng

Các thiết bị về đo lường điện CAT xuất hiện ở rất nhiều các dây chuyền sản xuất công nghệ, các phòng thí nghiệm về khoa học, trường đại học, trung tâm nghiên cứu – phát triển sản phẩm, trung tâm sửa chữa,… với mục đích là để phục vụ cho công tác nghiên cứu, sản xuất, phát hiện và sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện.

Phân loại cấp độ đo lường điện CAT và ý nghĩa

Cấp đo lường điện CAT được chia thành 4 nhóm cơ bản, bao gồm:

CAT I (cấp độ I)

Cấp đo lường CAT I bao gồm có những mạch điện tử được bảo vệ cẩn thận. Việc đo điện áp từ các mạch thứ cấp sử dụng CAT I cũng sẽ được bảo vệ một cách chắc chắn. Theo đó, mức điện áp phù hợp CAT I so với các đường truyền tín hiệu, các thiết bị đặc biệt hay các phần năng lượng hạn chế của các thiết bị và mạch điện đó sẽ được quy định cùng một số thiết bị điện tử khác.

CAT II (cấp độ II)

CAT II là cấp bảo vệ cho những phép đo được thực hiện trên những thiết bị cầm tay, các module, thiết bị gia dụng,…

CAT II bao gồm các dòng ampe kìm đo điện dân dụng, đo hệ thống điện tòa nhà. Một số sản phẩm bán chạy như: ampe kìm Hioki 3280-10F, ampe kìm Kyoritsu 2200ampe kìm Hioki 3288-20

CAT III (cấp độ III)

Cấp III được áp dụng cho các đường dây phân phối của hệ thống phụ tải. Cấp này gồm các mạch 480V hoặc 600V ví dụ như mạng điện 3 pha, mạch phân phối chính, trung tâm điều khiển động cơ, trung tâm cung cấp điện cho phụ tải nhỏ và tủ phân phối…

Hầu hết các phụ tải thường được xếp vào cấp độ CAT III này, chủ yếu là cá phụ tải lớn mà chính bản thân nó cũng có thể tự tạo ra được các xung quá áp đỉnh nhọn trong một khoảng thời gian khá ngắn.

CAT III sẽ là những loại ampe chất lượng cao với khả năng đo điện công nghiệp. Một dòng ampe chất lượng như Hioki CM3281Hioki CM4375, Kyoritsu 2117R,…

CAT IV (cấp độ IV)

CAT IV liên quan đến đầu nguồn cung cấp điện cho hệ thống. Nhóm CAT IV bao gồm có các đường dây truyền tải điện đến các công trình, cụ thể đó là những đường dây cáp ở bên ngoài hay bên trên, cũng có thể là dưới đất bởi chúng đều chịu ảnh hưởng lớn từ các tia sét.

Điện áp làm việc Quá áp chuyển tiếp
CAT IV CAT III CAT II CAT I
150V 4000V 2500V 1500V 800V
300V 6000V 4000V 2500V 1500V
600V 8000V 6000V 4000V 2500V
1000V 12000V 8000V 6000V 4000V
Trở kháng nguồn 2 Ohms 2 Ohms 2 Ohms 30 Ohms

CAT IV sẽ bao gồm những dòng ampe kìm chuyên nghiệp với khả năng đo điện cao nhất để dùng tại các nhà máy điện, đo dây điện trung thế, cao thế…Một số những sản phẩm bán chạy như Hioki CM4142Hioki CM4002, Kyoritsu 2200R

Ứng dụng cấp đo lường CAT trong thiết bị đo điện

Với những tiêu chuẩn về cấp đo lường CAT thì thiết bị đo chỉ có thể được dùng một cách an toàn ở các vị trí CAT IV nơi mà có điện áp so với đất là <300V và ở các vị trí CAT III <600V.

Thiết bị đo đó có thể hoạt động an toàn trên hệ thống phân phối điện 3 pha tại các điểm đo CAT IV nơi mà điện pha tới pha là 400V vì điện áp pha so với đất là 230V. Tất cả các thiết bị đo được thiết kế để đo điện áp ở trạng thái ổn định bình thường nhưng cũng có khả năng chịu được các xung điện áp cao tức thì.

CAT là gì

Thiết bị đo đáp ứng tiêu chuẩn CAT cao sẽ được ứng dụng đa dạng ở nhiều môi trường, lĩnh vực

Một lưu ý quan trọng là các thiết bị đo điện thông thường không được thiết kế để chịu được tình trạng quá áp liên tục có thể xảy ra trên lưới điện hoặc trong các môi trường công nghiệp.

Với ampe kìm/ đồng hồ vạn năng thuộc CAT IV, thiết bị thường được ứng dụng cho các mục đích chuyên nghiệp, dùng cho kiểm tra và sửa chữa tại các nhà máy sản xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ… Người dùng hoàn toàn an tâm về độ chuyên nghiệp, an toàn nếu thiết bị đạt tiêu chuẩn CAT IV.

Như vậy, bài viết đã giải đáp vấn đề cấp độ CAT là gì và các loại CAT, ứng dụng trong thiết bị đo điện. Từ đó, người dùng có thể nắm rõ được các cơ chế, yếu tố cần thiết trong hoạt động của hệ thống điện và áp dụng chính xác vào quá trình đo lường điện.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hay mua các thiết bị đo điện phù hợp, vui lòng truy cập các website: Maydochuyendung.com, Kyoritsuvietnam.net, Hiokivn.com để đặt hàng trực tuyến. Hoặc liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn nhé!

XEM THÊM: Đoản mạch là gì? Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?