Chi tiết cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

12/06/2020 1153

Để có các phép đo chính xác, điều quan trọng là phải biết cách sử dụng thước kẹp đúng cách. Đây là thiết bị tốt nhất cho bạn khi đo chính xác các vật nhỏ. Tuy nhiên chưa có nhiều người nắm được cấu tạo của thước cặp, nguyên lý hoạt động của thước cặp. Vì vậy bài viết hôm nay chúng ta hãy cung tìm hiểu chi tiết cấu tạo và cách thức hoạt động của thước cặp nhé!

Cấu tạo của thước cặp

Thước cặp là dụng cụ đo lường được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt trong cơ khí thì đây là thiết bị không thể thiếu trong tủ đồ của các kỹ sư, thợ cơ khí và cũng được dùng trong các phòng kiểm tra, quản lý chất lượng. Khi cầm thước cặp trên tay chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc cấu tạo của thước cặp thế nào? Theo đó, phần cấu tạo của thước cặp hết sức đơn giản gồm:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

Thước cặp có cấu tạo đơn giản

  • Vít giữ
  • Bộ phận di chuyển
  • Thước (thước chính và thước phụ)
  • Thân thước có chứa thang đo lớn chạy dọc theo chiều dài của thước được chia theo centimet.
  • Thanh đo độ sâu
  • Hàm ngoài /trong/ cố định: dùng để đo kích thước trong và bên ngoài. Một trong 2 hàm này di chuyển nối với thang đo vernier để đo thì hàm cố định sẽ được cố định nối với thang đo chính.

Thông thường, thước cặp cơ được sản xuất với các giới hạn của thước đo là 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000mm. Cho nên chúng ta cũng hay được nghe là thước kẹp 150mm, thước kẹp 200mm…

Đối với các thước hệ mét, khoảng cách của mỗi vạch chia trên thân thước chính là 1mm, còn độ chính xác của thước được xác định bằng giá trị trên thân thước phụ, bao gồm độ chính xác 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm.

Tùy thuộc vào phân loại thước cặp mà nó có cấu tạo cụ thể khác nhau. Chúng ta còn có các dòng thước kẹp đồng hồ có thêm mặt đồng hồ in vạch số, thước cặp điện tử có thêm mặt LCD hiển thị,…

Nguyên lý hoạt động của thước cặp

Bên cạnh cấu tạo của thước cặp thì một điều mà nhiều người quan tâm nữa đó chính là nguyên lý hoạt động của thước cặp. Vậy, thiết bị này hoạt động thế nào? Hãy tìm hiểu ngay trong phần thứ 2 này nhé!

Đây là dụng cụ đo đa năng dùng để đo kích thước bên trong, bên ngoài hay độ sâu của các vật thể bằng cách sử dụng cơ cấu kẹp của các mỏ đo cũng như dựa trên khoảng cách của 2 mỏ đo để cải thiện phân đoạn giúp xác định kích thước chính xác. Theo đó, thang đo vernier sử dụng trong thước cặp dùng để sắp xếp các vạch chia, từ đó có thể nâng cao độ chính xác cho kết quả khi đo.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

Nguyên lý hoạt động của thước cặp

Khi vạch đo trên thang đo vernier thẳng với vạch ở thang đo chính, giá trị trên thang đo vernier thêm vào thang đo chính để đưa ra kết quả là thập phân của giá trị đo được tính bằng milimet.

Chính nhờ vào cách thức hoạt động của thước cặp này đã tạo ra sự khác nhau trong khoảng cách các vạch chia trên thang đo vernier và thang đo chính. Thường thì đối với các dụng cụ đo cơ khí nó được chia vạch giống như 1 chiếc thước mà chúng ta hay dùng, trên đó có vạch, khoảng cách 1mm. Tuy nhiên, riêng với thang đo vernier mà thước cặp sử dụng thì khoảng cách giữa các vạch chia là 0.9mm. Do vậy, nếu thang vernier ở vạch 0 thẳng với vạch 0 trên thang đo chính, thì vạch đầu tiên trên thang vernier là 0.1mm.

Theo đó, vạch thứ 2 là 0.1×2 =0.2mm, tương ứng như vậy đến vạch 10 trên thang vernier sẽ chính xác là 1mm sạch vạch 10 trên thang đo chính.

Cách thức hoạt động của những dòng thước kẹp khá đơn giản, độ chính xác cao nên được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Cùng tìm hiểu khả năng ứng dụng của thước cặp trong phần tiếp theo dưới đây nhé.

Khả năng ứng dụng của của thước cặp trong đời sống

Nhắc tới thước cặp chúng ta thường nghĩ đến các thông số đo lường. Được sử dụng với mục đích chính là đo các thông số kỹ thuật trong công nghiệp cơ khí, trong phòng thí nghiệm,..Vậy, khả năng ứng dụng của thước cặp trong cuộc sống thế nào?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của thước cặp

Thước cặp có ứng dụng đa dạng

Thước cặp là dòng thiết bị đo đạc giúp người thợ có thể đo chính xác, độ sai số cực thấp trong khi làm việc. Thiết bị này thường được ứng dụng trong những công việc như:

  • Phục vụ đo kiểm trong các nguyên công từ thô đến tinh của ngành công nghiệp chế tạo sản xuất. T
  • Phục vụ trong các xưởng chế tác, để nghiên cứu, phát minh ra các sản phẩm, vật liệu, dụng cụ mới.
  • Thước cặp đo các chi tiết gỗ trong các xưởng mộc, xưởng nội thất, xây dựng,…
  • Đo kích thước chiều dài, chiều sâu, đo trong, đo ngoài cho kết quả chính xác.Ví dụ như đo đường kính trong, đường kính bên ngoài của ống thép, ống nhôm, hay ống nhựa,…
  • Thước cặp ứng dụng để đo đường kính, kích thước của sắt thép xây dựng như các loại sắt thép hình khối (tròn, hình hộp,…)
  • Dùng để đo đường kính trong và ngoài, đường kính của trục khuỷu, đường kính xi lanh, chiều cao của lò xo…trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thước kẹp. Để mua được thước kẹp chất lượng, đảm bảo độ chính xác cao và độ bền khi sử dụng, quý khách nên lựa chọn các dòng thước kẹp MITUTOYO.

Liên hệ ngay với thbvietnam.com để có thêm thông tin về các dòng thước kẹp cũng như nhận được báo giá cùng các ưu đãi tốt nhất trong thời gian này! HOTLINE: HN: 0904810817 – HCM: 0979244335 để được hỗ trợ tốt nhất. Địa chỉ: 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội hoặc số 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.