Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng cho mùa vụ năng suất

20/03/2025 27

Để tôm thẻ chân trắng có thể phát triển tốt trong môi trường ao nuôi, việc kiểm soát độ mặn ở mức thích hợp rất quan trọng. Vậy độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu? Cách duy trì và điều chỉnh độ mặn như nào cho hiệu quả? Cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này nhé.

Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Độ mặn cao nuôi cao hoặc thấp hơn mức thích hợp đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng. Nếu ao nuôi có độ mặn quá cao thì có thể gây ra khó khăn trong quá trình tôm lột xác như vỏ tôm dày dẫn đến chết từ từ, chết rớt cục thịt. Môi trường ao tôm cũng xuất hiện nhiều loại vius, vi khuẩn gây hại như như đốm trắng, đầu vàng, gan tuỵ, EHP,… làm tôm bị nhiễm bệnh, khó tồn tại, nguy hiểm nhất là bị chết.

Độ mặn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Độ mặn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Ngược lại, khi độ mặn hạ thấp thì nhiệt độ sẽ tăng cao, khả năng hòa tan oxy trong nước giảm dần. Điều này làm cản trở quá trình trao đổi chất của tôm, dẫn đến tôm chậm lớn, giảm khả năng kháng bệnh, dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Ngoài ra, độ mặn quá thấp cũng làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm và môi trường nước, khiến tôm dễ bị sốc, giảm tỷ lệ sống.

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?

Độ mặn nuôi tôm thẻ chân trắng có thể sinh trưởng bình thường nằm trong khoảng từ 2 – 40‰, tuy nhiên độ mặn thích hợp cho tôm thẻ nhất nên duy trì từ 10 – 25‰. Việc duy trì độ mặn ổn định giúp tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và cải thiện tỷ lệ sống.

Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng nằm trong khoảng từ 10 đến 20 phần nghìn

Độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng thích hợp từ 10 đến 25 phần nghìn

Cách kiểm soát và điều chỉnh độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Để tôm thẻ chân trắng có thể phát triển và sinh sản một cách bình thường, bà con cần phải biết cách kiểm soát và điều chỉnh độ mặn phù hợp, cụ thể như sau:

Cách kiểm soát

Trên thực tế, bà con có thể sử dụng nhiều cách để kiểm soát đo độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng, kể cả truyền thống lẫn hiện đại. Tuy nhiên, để đảm bảo độ mặn luôn ở mức thích hợp, máy đo độ mặn được đánh giá là cách kiểm soát hiện đại, chính xác và nhanh chóng nhất hiện nay.

Hiện nay, máy đo độ mặn phổ biến với 2 loại gồm dạng cơ và điện tử. Mỗi loại lại có cách sử dụng khác nhau, dưới đây là hướng dẫn chi tiết, bà con hãy tham khảo:

Sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn dạng cơ 

Dưới đây là cách đo độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng khúc xạ kế đo độ mặn cơ:

Bước 1: Lấy một lượng nước vừa đủ để thực hiện đo.

Bước 2: Sử dụng khăn mềm để lau sạch lăng kính.

Bước 3: Tiến hành nhỏ 1 giọt vào lăng kính, để nước tràn đầy và không có bọt khí.

Bước 4: Đậy nắp lăng kính và đưa về phía có nhiều ánh sáng, quan sát bằng thị kính.

Bước 5: Quan sát kết quả đo hiển thị trên vạch chia.

Đo độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng máy đo độ mặn dạng cơ

Đo độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng máy đo độ mặn dạng cơ

Kiểm soát độ mặn ao tôm thẻ chân trắng bằng máy đo độ mặn điện tử 

Đối với máy đo độ mặn điện tử, cách sử dụng sẽ như sau :

Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu nước từ ao nuôi tôm, thực hiện hiệu chuẩn máy đo độ mặn điện tử (nếu cần).

Bước 2: Bật máy, tiến hành đo. Chọn nút đo độ mặn theo máy có nhiều thang đo.

Bước 3: Nhúng đầu đo có điện cực vào dung dịch cần đo.

Bước 4: Chờ ít phút, kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình LCD.

Đo độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng máy đo độ mặn điện tử

Đo độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng máy đo độ mặn điện tử

Việc kiểm tra, kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bà con nên thực hiện ít nhất 1-2 lần/ngày, đặc biệt sau mưa lớn hoặc thay nước. Một số mẫu máy đo độ mặn thích hợp, người nuôi tôm có thể cân nhắc như Total Meter EZ-9909SP, Atago Master-S/MillM, Hanna HI98319, …

Cách điều chỉnh

Để điều chỉnh độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng thật hiệu quả, bà con nên áp dụng các phương pháp sau:

Tăng độ mặn 

Dưới đây là một số cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm hiệu quả:

  • Bổ sung nước biển hoặc muối nhân tạo phù hợp.
  • Sử dụng nước ót
  • Tăng cường sử dụng các loại vi sinh vật để kiểm soát lượng tảo và cải thiện chất lượng nước.
Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm hiệu quả

Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm hiệu quả

Giảm độ mặn 

Một số cách giảm đo độ mặn ao nuôi tôm đơn giản, dễ thực hiện mà cho hiệu quả cao, bà con có thể tham khảo:

  • Thay nước định kỳ 2-3 lần/ngày, mỗi lần thay 20-30% lượng nước trong ao.
  • Sử dụng quạt gió hoặc máy sục khí để tăng cường oxy trong ao hồ nuôi tôm.
  • Bà con có thể sử dụng một số phương pháp giảm độ mặn khác như gia cố bờ ao, dùng men vi sinh, xiphong đáy ao, điều chỉnh lại lượng thức ăn cho tôm.
 Có nhiều cách giảm độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Có nhiều cách giảm độ mặn ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Xem thêm: Độ mặn của nước mắm bao nhiêu thì có lợi cho sức khỏe?

Như vậy, bài viết này đã cung cấp độ mặn thích hợp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu có nhu cầu mua sắm máy đo độ mặn của nước, bà con hãy nhanh chóng liên hệ với THB Việt Nam theo số hotline Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335 hoặc truy cập website thbvietnam.com – maydochuyendung.com để được tư vấn chi tiết hơn.