Dự báo đỉnh điểm xâm nhập mặn ở miền Tây 2025
17/03/2025 37
Từ đầu tháng 2, dòng chảy về ĐBSCL dẫn đến việc xâm nhập mặn xuất hiện sớm trên các cửa sông dự báo một đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng. Vậy khi nào thì xâm nhập mặn ở miền Tây đạt đỉnh điểm, bà con nên có biện pháp nào để ứng phó kịp thời? Hãy cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
Thực trạng dòng chảy về ĐBSCL, xâm nhập mặn xuất hiện sớm
Theo thông tin từ Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, thời gian gần đây, dòng chảy về ĐBSCL có xu hướng tăng. Tính đến ngày 13/3/2025, mực nước tại trạm Kratie đạt 7,77m. So với các mùa khô trước, mức nước này cao hơn 0,89m so với 2023-2024, 0,37m so với 2021-2022, 0,15m so với 2022-2023, 1,18m so với 2019-2020 và 0,84m so với 2015-2016. Trong tuần, từ 14/3/2025 đến 20/3/2025, mặn có xu hướng tăng nhẹ ở 2 ngày đầu tuần và giảm đến 25/3. Chiều sâu mặn 4g/l thấp nhất trên các cửa sông Cửu Long từ 30-40km. Có thể thấy, đây là một tín hiệu tốt cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bạn vẫn không thể chủ quan trước diễn biến hạn mặn trong thời gian tới.
Dự báo mức xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm
Mặc dù có xu hướng giảm đến 25/3 nhưng hạn mặn miền Tây 2025 được dự báo cao hơn mức trung bình nhiều năm. Nguyên nhân đến từ nguồn nước thượng nguồn sông Mekong suy giảm và các yếu tố thời tiết cực đoan. Điều này có thể dẫn đến tình trạng xâm nhập sâu hơn vào nội đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân miền Tây.
Theo đó, một số diện tích lúa thuộc các tỉnh Trà Vinh (Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Châu Thành), Hậu Giang (Long Mỹ, Phụng Hiệp), Sóc Trăng (Kế Sách, Châu Thành, Thạnh Trị, Mỹ Tú), Bạc Liêu (Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long, Giá Lai), Long An (Tân Trụ, Cần Đước, Cần Guộc), Tiền Giang (Gò Công Tây, Tân Phước, Châu Thành) và Bến Tre (Ba Tri) mặc dù nằm trong hệ thống thủy lợi tuy nhiên vẫn có nguy cơ bị thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, các địa phương cần có sự tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ cho sản xuất, sinh hoạt đề phòng mặn cao trở lại.
Đỉnh điểm xâm nhập mặn ở miền Tây diễn ra khi nào?
Theo dự báo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, hạn mặn miền Tây có thể tiếp tục quay lại vào tháng 4. Trong khi đó, khoảng sau ngày 15/3/2025 đến hết tháng 3/2025, dòng chảy từ thượng lưu về ĐBSCL gia tăng mạnh sẽ làm giảm xâm nhập mặn ở các cửa sông. Các khu vực cửa sông cách biển 30-40km có khả năng xuất hiện nước ngọt thường xuyên. Đây là thời điểm vàng để bà con tích trữ nước tối đa vào hệ thống kênh mương, xuống giống vụ lúa hè thu.
Giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn 2025
Xâm nhập mặn năm 2025 được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, người dân và các địa phương cần chủ động thực hiện các giải pháp sau:
-
Tích trữ và sử dụng nước hiệu quả: Người dân cần chủ động tích trữ nước ngọt từ sớm bằng ao, hồ, bể chứa,… hạn chế lãng phí trong quá trình sản xuất, chăn nuôi.
-
Theo dõi chất lượng nguồn nước bằng thiết bị đo chuyên dụng: Để kiểm soát độ mặn và các chỉ số nước, bà con cần trang bị các thiết bị đo lường như máy đo độ mặn, máy đo các chỉ tiêu trong nước,… nhằm kịp thời phát hiện tình trạng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc suy giảm chất lượng.
-
Nuôi trồng phù hợp: Vào thời điểm hạn mặn, bà con có thể lựa chọn các giống lúa chịu mặn tốt xen canh dừa, mãng cầu và thanh long. Ngoài ra, một số loại thủy sản có khả năng thích nghi với nước lợ như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi cũng là sự lựa chọn phù hợp.
-
Cập nhật thông tin xâm nhập mặn thường xuyên: Hãy thường xuyên cập nhật, theo dõi dự báo thời tiết, thông tin về lịch xả nước từ thượng nguồn,… Đồng thời, đừng quên kiểm tra độ mặn của nước trước khi lấy vào ruộng hoặc ao nuôi để tránh thiệt hại.
Nhìn chung, diễn biến hạn mặn miền Tây 2025 còn nhiều phức tạp và biến động. Để chủ động có biện pháp ứng phó kịp thời, bạn hãy tiếp tục theo dõi thongtinkythuat.com trong những bản tin tiếp theo nhé!