Hướng dẫn cách đo độ mặn của nước chính xác, đơn giản
26/07/2024 80
Độ mặn của nước là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và cuộc sống của con người. Vậy vai trò, tiêu chuẩn và các cách đo độ mặn của nước ra sao? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời ngay bài viết dưới đây nhé.
Tầm quan trọng của việc đo độ mặn của nước
Độ mặn của nước là một yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của con người và các loài động, thực vật. Sự tăng hay giảm của độ mặn trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, thay đổi áp suất thẩm thấu và nhiều yếu tố khác của môi trường nước. Từ đó, độ mặn của nước ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản và phát triển của các loài sinh vật.
Vì thế, cần tiến hành đo độ mặn của nước bằng thiết bị đo độ mặn để đảm bảo sức khỏe của con người và môi trường sống của thế giới sinh vật. Đo độ mặn của nước là phép đo quan trọng trong nước biển hoặc tại các cửa sông nơi nước ngọt từ sông hoặc suối hòa lẫn với nước biển mặn vì các sinh vật thủy sinh. Chúng có khả năng khác nhau để tồn tại và phát triển ở các mức độ mặn khác nhau. Các sinh vật nước mặn tồn tại ở độ mặn lên tới 40 ppt, tuy nhiên nhiều sinh vật nước ngọt không thể sống ở độ mặn trên 1 ppt.
Độ mặn của nước là bao nhiêu sẽ đạt chuẩn?
Nước được chia thành nhiều loại như nước mặn, nước ngọt, nước lợ,… với độ mặn tương ứng. Dưới đây là tiêu chuẩn độ mặn của một số loại nước:
- Nước ngọt: Tiêu chuẩn độ mặn là 0.01 – 0.5 ppt
- Nước ngọt nhạt: 0.01 – 0.2 ppt
- Nước ngọt lợ: 0.2 – 0.5 ppt
- Nước lợ: Khoảng 0.5 – 30 ppt
- Nước lợ nhạt: 0.5 – 4 ppt
- Nước lợ vừa: 4 – 18 ppt
- Nước lợ mặn: 18 – 30 ppt
- Nước mặn: trên 30 ppt
- Nước biển: 30 – 40 ppt
- Nước quá mặn: 40 – 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)
Xem thêm: Khúc xạ kế đo độ mặn loại nào tốt, bán chạy hiện nay?
Các cách đo độ mặn của nước thông dụng nhất
Hiện nay, để đo độ mặn của nước có 2 cách thông dụng nhất là sử dụng máy đo độ mặn dạng cơ và máy đo độ mặn dạng điện tử. Người dùng có thể tham khảo, cụ thể như sau:
Sử dụng máy đo độ mặn dạng cơ
Máy đo độ mặn dạng cơ dụng được vận hành theo nguyên tắc ánh sáng có vận tốc khác nhay phụ thuộc vào tỉ trọng của môi trường truyền qua. Tốc độ truyền ánh sáng sẽ nhanh hơn nếu môi trường ít dày đặc.
Khi ánh sáng từ môi trường có tỉ trọng này sang môi trường có tỉ trọng khác thì ánh sáng sẽ bị quay đi một góc. Khi đó, tia ánh sáng bị khúc xạ và hiển thị trên thang đo của khúc xạ kế.
Quy trình đo: Nhò vài giọt nước lên trên lăng kính ở phía đầu của máy đo độ mặn (nước phải phủ đều và không được có bọt khí để kết quả đo chính xác nhất. Tiếp đó, chỉnh đậy nắp trên lăng kính rồi chỉnh độ đi-ốp cho phù hợp với mắt người đọc để kiểm tra kết quả. Cuối cùng, đọc và ghi lại kết quả đo.
Một số mẫu khúc xạ kế cơ học của các thương hiệu nổi tiếng Total Meter, Atago, người dùng có thể tham khảo: Total Meter RHS-28, Atago S10M,…
Xem video hướng dẫn tại đây:
Sử dụng máy đo độ mặn dạng điện tử
Máy đo độ mặn điện tử là thiết bị đo có tính chính xác cao, nhanh chóng và tiện lợi. Loại máy đo độ mặn điện tử này hoạt động dựa trên nguyên tắc khúc xạ ánh sáng, khi ánh sáng đi qua dung dịch có độ mặn khác nhau sẽ bị khúc xạ ở các góc độ khác nhau. Khúc xạ kế điện tử sẽ đo góc khúc xạ và dựa vào đó tính ra độ mặn của dung dịch.
Quy trình đo: Đầu tiên, tiến hành hiệu chuẩn bằng cách nhỏ vài giọt nước cất hoặc dung dịch chuẩn lên mặt đo của máy. Tiếp theo, nhỏ ít giọt dung dịch mẫu cần đo lên mặt đo của máy đo độ mặn. Tiếp đó, đợi vài giây để màn hình hiển thị kết quả đo. Cuối cùng, đọc kết quả, vệ sinh và bảo quản máy đúng cách.
Các dòng máy đo độ mặn điện tử người dùng có thể tham khảo sử dụng như bút đo độ mặn Total Meter EZ-9909SP, Total Meter SA1397,
Dùng tỉ trọng kế
Tỷ trọng kế được sử dung để đo độ mặn của nước dựa trên nguyên tắc tỷ trọng. Khi cho tỷ trọng kế vào nước, thiết bị sẽ chìm xuống và mực nước sẽ dâng lên. Vị trí của mức nước tương ứng với vạch trên thân tỷ trọng kế sẽ thể hiện độ mặn của nước.
Quy trình đo độ mặn của nước tỉ trọng kế được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như tỷ trọng nước, cốc. bình đựng nước, khăn mềm.
Bước 2: Tiến hành rửa tỷ trọng kế bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm.
Bước 3: Đổ nước cần đo vào cốc với mực nước cao hơn vạch đo trên tỷ trọng kế ít nhất 2cm.
Bước 4: Nhúng tỉ trọng kế vào nước để tạo bọt khí.
Bước 5: Đợi vài phút để tỷ trọng kế ổn định. Đọc giá trị trên vạch chia của tỷ trọng kế ngang với mặt nước. Giá trị này chính là độ mặn của nước, tính theo phần nghìn (ppt). Vệ sinh và bảo quản thiết bị.
Xem thêm: Top 6 máy đo độ mặn thực phẩm được ưa chuộng hiện nay
Lưu ý khi kiểm tra độ mặn của nước
Khi kiểm tra độ mặn của nước, người dùng cần nhớ những lưu cần thiết sau:
- Lựa chọn phương pháp phù hợp với nguồn nước và mục đích đo.
- Lấy mẫu nước từ nhiều điểm khác nhau để có kết quả đo chính xác cao nhất. Không lấy mẫu nước lẫn các tạp chất, nước gần bờ, nước thải.
- Tiến hành hiệu chuẩn trước khi sử dụng thiết để đo độ mặn của nước.
- Kiểm tra nhiệt độ và ánh sáng trước khi đo để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.
- Đọc và ghi chép đầy đủ các kết quả đo như thời gian, địa điểm và các điều kiện môi trường đo.
- Thực hiện vệ sinh và bảo quản thiết bị đo đúng cách, theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước và sau khi đo.
Trên đây là những thông tin cần thiết về độ mặn của nước và hướng dẫn cách đo chính xác, đơn giản. Để được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị kiểm tra nước, hãy liên hệ với maydochuyendung.com, thbvietnam.com qua hotline: HN: 0904.810.817 – HCM: 0979.244.335.