Kích thủy lực là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

09/03/2023 506

Kích thủy lực hay còn có cái tên khác là con đội thủy lực, là một công cụ hữu dụng hữu dụng trong các ngành sản xuất cơ khí, thép, xi măng… Trong hoạt động đời sống hằng ngày bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp thiết bị này như kích ô tô thủy lực, kích sử dụng trong các công trình cầu đường. Nhưng không phải ai cũng năm rõ “Kích thủy lực là gì?”, chọn loại kích phù hợp với công việc và nguyên lý hoạt động của nó. Xem ngay bài viết sau để tìm câu trả lời!

Kích thủy lực là gì?

Kích thủy lực trong tiếng anh gọi là “hydraulic cylinder” hay “hydraulic jack” là một loại dụng cụ thủy lực hiệu quả giúp nâng hạ vật nặng có kích thước cồng kềnh có trọng tải lên tới hàng chục, hàng trăm tấn mà sức người không làm được.

kich-thuy-luc-la-gi

Kích thủy lực có thể nâng hạ các vật nặng, cồng kềnh cả chục, trăm tấn

Ngoài cái tên kích thủy lực, con đội thủy lực, do thiết bị hoạt động bằng cách tạo áp suất thông qua hệ thống piston để nâng vật năng nên còn được gọi là kích thủy lực piston.

Cấu tạo kích thủy lực

Về cơ bản, các loại kích thủy lực hiện nay có câu tạo bao gồm 5 phần chính sau: Khóa, van, bình chứa chất lỏng thủy lực để hoạt động và 2 piston. Trong đó:

  • Bình chứa chất lỏng chứa chuyên dụng trong con đội thủy lực thường là các bình chứa dầu thủy lực để bơm vào piston giúp tạo lực đẩy.
  • Piston chính là phần trụ của thiết bị, dưới tác dụng lực của dung môi bên trong sẽ đẩy được vật nặng lên.
  • Van giúp kích thủy lực có thể đóng hoặc mở để khí nén đi vào trong đường ống giúp cố định piston nâng lên hạ xuống theo độ cao thích hợp.
  • Khóa giúp chúng ta cố định kích ở một độ cao như mong muốn để bắt đầu các công việc tiếp theo. Khóa chết van xả áp để khí nén không thoát ra ngoài, vật nặng có thể giữ nguyên vị trí trong thời gian dài, đảm bảo an toàn khi làm việc.

Các loại kích thủy lực phổ biến hiện nay

Hiện nay, ta có thể chia kích thủy lực thành các loại khác nhau. Việc phân loại tùy theo cấu tạo và mục đích sử dụng của chúng.

Phân loại theo tải trọng

Phân loại kích thủy lực theo tại trọng dựa trên khối lượng tối đa của vật nặng mà kích nâng được. Với con đội có thể nâng được tải trọng càng cao thì trọng lượng và kích thước của nó càng lớn. Tải trọng tối đa mà kích nâng được có thể là: 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn… Tùy vào tích chất công việc và khối lượng vật nặng cần nâng mà bạn có thể lựa chọn con đội phù hợp.

Xem thêm: Top 5 kìm bấm cos thủy lực 400 bán chạy nhất hiện nay

Phân loại theo chiều nâng

Ngoài tải trọng, con đội thủy lực có thể phân loại theo chiều nâng mà nhà sản xuất thiết kế. Có 2 loại kích đó là 1 chiều và 2 chiều. Trong đó:

  • Kích thủy lực 1 chiều là dạng kích đơn giản nhất. Nó thường nâng vật theo chiều thẳng đứng. Khi sử dụng bạn cần có thêm nguồn lực hỗ trợ: bơm tay hoặc bơm dầu.
  • Kích thủy lực 2 chiều hay còn được biết đến là dạng kích nằm ngang. Loại kích này có thể nâng hạ vật thể theo phương đứng hoặc ngang đều được.

kich-thuy-luc-phan-loai-theo-chieu

Mô tả hoạt động của kích 1 chiều (trên) và kích 2 chiều (dưới)

Phân loại theo tên gọi

Bên cạnh đó, con đội thủy lực cũng có thể phân loại theo tên gọi. Bao gồm các loại phổ biến sau:

  • Con đội thủy lực thường: là loại được dùng phổ biến nhất. Khối lượng có thể nâng từ 10 – 200 tấn với chiều cao nâng tối đa là 153cm – 406cm.
  • Con đội lùn: là dòng kích có chiều cao nâng từ 48mm – 165mm với tải trọng từ 5 – 100 tấn.
  • Kích rỗng tâm: là loại không chỉ có thể nâng hạ vật nặng mà còn có chức năng kéo và căng cáp, bu lông neo, vít buộc…
  • Kích cá sấu: là loại được dùng phổ biến để nâng ô tô. Có thiết kế nằm sát mặt sàn nên người dùng có thể dễ dàng luồn vào gầm xe để nâng lên.
  • Con rùa đẩy hàng: là loại thường dùng để di chuyển hàng hóa, vật nặng chứ không phải để nâng lên hay hạ xuống.
  • Con đội móc: là loại có thể móc chân, nâng vật nặng từ dưới thấp lên.

Phân loại theo hệ thống bơm

Kích thủy lực còn có thể phân loại theo hệ thống sinh lực của nó. Hiện nay có 2 loại chính:

  • Con đội thủy lực tích hợp hệ thống bơm bên trong thân thiết bị hoặc dạng rời.
  • Kích thủy lực có bơm thủy lực dùng điện hoặc bơm tay thủy điện.

Xem thêm: Thiết bị thủy lực là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lý hoạt động

Nguyên lý kích thủy lực hoạt động

Kích thủy lực hoạt động theo 2 cơ chế đẩy lên hoặc hạ xuống vật nặng. Cụ thể:

nguyen-li-hoat-dong-kich-thuy-luc

Mô tả hoạt động của kích thủy lực

  • Cơ chế đẩy kích lên: Đầu tiên Piston (2) sẽ dịch chuyển về phía dưới một đoạn L1 dưới sự tác động của một lực F1. Sau đó van một chiều (3) sẽ đóng lại khiến cho dầu thủy lực trong bình chất lỏng công tác 1 đi vào xilanh nâng qua van một chiều (4). Khi đó Piston (6) sẽ đẩy vật tải F2 nâng lên một đoạn L2.
  • Cơ chế hạ kích xuống: Piston (2) bắt đầu dịch chuyển lên phía phía trên 1 đoạn L1. Van một chiều (4) sẽ đóng lại, dầu thủy lực hoạt động ngược lại để Piston (2) hạ xuống một đoạn L2 bằng cách hạ khóa (5) để nối thông xilanh và bình chứa.

Nên mua kích thủy lực chính hãng, chất lượng ở đâu

Máy đo chuyên dụng là địa chỉ chuyên bán đẩy đủ các loại kích thủy lực chính hãng. Các sản phẩm được nhập khẩu từ những thương hiệu uy tín trên thế giới: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… Mỗi một sản phẩm tại đây đều có đầy đủ giấy tờ chứng minh. Cam kết chế độ bảo hành theo hãng từ 6 – 12 tháng.

Nếu bạn có nhu cầu mua kích thủy lực hay các dụng cụ thủy lực khác như máy uốn ống thủy lực, kìm cắt cáp,… gọi ngay cho hotline 0904810817 hoặc đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn, dùng thử sản phẩm:

  • Cửa hàng tại Hà Nội: Số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy.
  • Cửa hàng tại Sài Gòn: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.

Đối với khách hàng ở tỉnh khác, đại lý nhận giao hàng toàn quốc với nhiều phương thức khác nhau. Có thể kiểm tra hàng trước khi nhận và đổi trả trong 7 ngày nếu có lỗi.

Đặt hàng ngay qua website: maydochuyendung.com