Panme và những điều cần biết khi chọn mua dùng

12/06/2020 747

Thước panme là một loại dụng cụ đo lường nắm vai trò quan trọng trong ngành cơ khí nói riêng và kỹ thuật nói chung. Tuy nhiên vì cách gọi tên khá đặc biệt, nhiều người không khỏi tự hỏi panme là gì? Để giải đáp thắc mắc này, hôm nay chúng tôi sẽ mang đến những thông tin được mọi người quan tâm nhất về panme qua bài viết sau đây.

Panme là gì? Cấu tạo Panme gồm những bộ phận nào?

Panme là dụng cụ đo lường được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí, dùng để đo lường tương đối chính xác với độ chính xác là 0.01mm. Thước đo Panme thường có các giới hạn là 0 – 25mm, 25 – 50mm, 50 – 75mm, 75 – 100mm và nhiều kích cỡ khác. và chủ yếu được dùng phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ, nhôm, kính,…

Panme và những điều cần biết

Panme và những điều cần biết

Panme có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  • Thân thước chính (sleeve)
  • Thân thước phụ (thimble)
  • Đầu đo di động (spindle)
  • Vít hãm/ chốt khóa (lock)
  • Mỏ đo (anvil)
  • Tay cầm/khung (frame)
  • Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
Cấu tạo Panme

Cấu tạo Panme

Phân loại thước đo Panme

Có 2 cách để phân loại thước đo Panme như sau:

Dựa theo công dụng Panme được chia thành 3 loại:

  • Panme đo ngoài: được sử dụng để đo kích thước hay đường kính bên ngoài của các vật thể.
  • Panme đo trong: được sử dụng để đo kích thước hay đường kính của các khe, lỗ của vật thể.
  • Thước đo lỗ: loại này được sử dụng để đo độ sâu của khe, lỗ của các vật thể.

Dựa vào bước ren Panme được chia thành 2 loại: 

  • Thước có bước ren 1mm: thước phụ của thước có thang chia vòng ra thành 100 phần. Loại này cho kết quả chính xác cao, nhưng do phần thân lớn, nặng nên rất ít được sử dụng.
  • Thước có bước ren 0.5 mm: thước phụ của thước có thang chia vòng ra thành 50 phần. Đây là loại thước Panme thường được sử dụng hiện nay.

Ngoài ra ta còn có thể phân thành panme điện tử, cơ khí và đồng hồ.

Xem thêm: Các loại Panme phổ biến trên thị trường hiện nay

Cách sử dụng Panme để cho kết quả chính xác

Để việc sử dụng panme dễ dàng và tránh lúng túng cho người mới, bạn hãy làm theo hưỡng dẫn của chúng tôi sau đây.

Kiểm tra thước Panme trước khi đo 

  • Trước khi tiến hành đo bạn cần kiểm tra xem panme có bị vỡ, mòn hay sứt mẻ gì không, đặc biệt là ở các đầu đo, nếu bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp này các bạn nên sửa chữa, thay thế lại các bộ phận của thước hoặc mua một panme mới.
  • Tiếp đến nếu thước nguyên vẹn thì chúng ta kiểm tra xem thước có di chuyển trơn tru không, có tiếng động lạ khi chuyển động các bộ phận của thước không và đừng quên vệ sinh bề mặt đo của thước.
  • Kiểm tra điểm 0 xem có bị lệch không, bởi nếu bị lệch thì dù bạn có thực hiện quy trình đo chính xác thì kết quả đo cũng sẽ sai.

Cách đo thước Panme đúng chuẩn

Lưu ý: Cách thực hiện sau đây áp dụng cho panme đo ngoài, các panme đo trong và panme đo sâu cũng tương tự, chỉ khác ở cách tiếp xúc với chi tiết cần đo.

  • Bước 1:  Bạn nới lỏng vít kẹp, xoay nút vặn để khoảng cách hai đầu đo lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.đồng thời tay trái cầm Panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.
  • Bước 2:  Áp đầu đo cố định của panme vào mặt chuẩn chi tiết cần đo, từ từ xoay nút vặn để đầu đo di động tiếp xúc dần và chạm vào mặt của chi tiết cần đo. Luôn phải giữ đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo, nếu lệch sẽ cho kết quả sai.
  • Bước 3: Nếu muốn lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định đầu đo trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo. Khi đo dựa vào mép thước động các bạn đọc được số mm và nửa mm của kích thước ở trên thước chính.
Sử dụng panme không quá phức tạp

Sử dụng panme không quá phức tạp

Cách đọc kết quả trên Panme

Để xác định kích thước của chi tiết đã đo, các bạn dựa vào vị trí của mép ống động, đó là phần thước chính bên trái mép ống động, gọi là “phần nguyên” của thước. Kiểm tra số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định là bao nhiêu, lấy số thứ tự vạch đó nhân với độ chính xác của panme sẽ ra giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này các bạn sẽ ra được giá trị của kích thước cần đo.

Để đọc được kết quả trên Panme bạn cần xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính. 

Tiếp đến xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính sẽ đọc được phần lẻ của kích thước. Dựa vào mép thước động đọc số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính. Dựa vào vạch chia trên thước chính ta có thể đọc được phần trăm “mm”.

Lưu ý khi sử dụng thước Panme

  • Các mặt trên thước luôn cần bảo quản cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào hoặc trầy xước. 
  • Hạn chế những va chạm có thể làm Panme bị biến dạng mỏ neo hay xước xát.
  • Thước Panme không thể đo những vật đang chuyển động.
  • Không tùy ý vặn ống vặn thước phụ hay lấy Panme ra khỏi vị trí đo khi vừa đọc kích thước xong.
  • Nhớ lau sạch vật cần đo trước khi dùng thước panme để đo.
  • Sau khi Panme nên dùng khăn sạch lau sạch, cất vào hộp.
Bảo quản Panme sau khi sử dụng

Bảo quản panme sau khi sử dụng

Ứng dụng của Panme trong đời sống

  • Panme cũng có thể dùng đo lường đường kính rãnh tròn.
  • Ngoài ra, nhiều người cùng dùng Panme đo đường kính trong của ống, lỗ khoan,  các khe hở và đo rãnh.
  • Sử dụng để đo khe bánh răng, độ dày thành ống, bánh răng và trục vít….
  • Panme thường được sử dụng để đo piton, phanh đĩa, độ sâu lỗ khoan, khối trụ,…
  • Đo vật có kích thước, khối lượng rất nhỏ cho kết quả có độ chính xác rất cao.

Hy vọng những bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích, những điều cần biết khi chọn mua dùng đến bạn. Khách hàng có nhu cầu tìm mua panme có thể đặt hàng qua website: Maydochuyendung.com. Hotline Hà Nội: 0866 421 463 – Hồ Chí Minh: 0979 244 335. Địa chỉ: 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội hoặc số 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.