Thủy lực là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực
26/06/2024 104
Hệ thống thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, chế tạo máy, xây dựng, giao thông vận tải…Vậy tại sao hệ thống này lại được nhiều ngành nghề ưa chuộng sử dụng đến vậy. Hãy cùng thongtinkythuat.com tham khảo bài viết sau để biết hệ thủy lực là gì? cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực ra sao nhé!
Hệ thống thủy lực là gì?
Thủy lực trong tiếng anh được gọi là “hydraulic”. Đây là một môn khoa học, một ngành kỹ thuật nghiên cứu những kiến thức về kiểm soát, vận chuyển, lưu trữ và đo đạc chất lỏng. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thủy lực sử dụng sức mạnh của chất lỏng để thực hiện công việc.
Hệ thống thủy lực ứng dụng sự truyền áp suất của chất lỏng trong một môi trường kín. Bằng cách thực hiện nén chất lỏng lại sẽ thu được một loại áp suất, loại áp suất này sẽ tạo ra lực và chất lỏng sẽ truyền lực tác động vào phần đầu còn lại. Những chất lỏng này có thể là dầu, nhớt, hóa chất có độ đậm đặc, nhiệt độ và đặc điểm khác nhau.
Cấu tạo hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực được cấu tạo từ nhiều bộ phận, nhưng có 4 bộ phận chắc chắn phải biết, bao gồm:
Xi lanh thủy lực: Đây là một bộ phận thủy lực có chức năng chuyển đổi năng lượng thủy lực thành chuyển động cơ học tuyến tính. Thành phần cấu tạo nên xi lanh gồm có ống xi lanh, đầu xi lanh, piston, thanh piston, seal, bộ phận dẫn dầu vào ra và bạc dẫn hướng.
Motor thủy lực: Bộ phận này có tác dụng truyền động hướng tâm thực hiện, chức năng cung cấp năng lượng cho ròng rọc quay trên hệ thống băng chuyền hoặc ổ bánh xe của thiết bị nặng.
Bơm thủy lực: Bơm thủy lực thực hiện chức năng biến động cơ năng thành năng lượng thủy lực để cung cấp năng lượng cho xi lanh hoạt động. Chẳng hạn như, trong quá trình vận hành, bơm thủy lực sẽ hút chất lỏng bên trong thùy chứa sau đó bơm với áp suất sao vào hệ thống giúp thủy lực hoạt động.
Van thủy lực: Chính là thiết bị truyền động giúp kiểm soát lực, mô men và chuyển động một cách đồng đều. Từ đó, hỗ trợ hệ thống thủy lực hoạt động hiệu quả, an toàn và có kiểm soát. Hiện nay, có 3 loại van thủy lực là van điều áp, van điều hướng và van điều khiển lưu lượng dòng chảy.
Xem thêm: Máy đột lỗ thủy lực dùng pin loại nào tốt, nên mua?
Nguyên lý làm việc của hệ thống thủy lực
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực cơ bản dựa trên nguyên lý cơ bản như sau:
Đầu tiên, động cơ điện (motor) hoạt động sẽ kích hoạt bom thủy lực quay. Lúc này bơm thủy lực sẽ thực hiện nhiệm vụ hút dầu từ thùng chứa và đẩy vào hệ thống qua các ống dẫn dầu. Khi thực hiện truyền qua van thủy lực, áp lực của dầu sẽ được kiểm soát nhằm mục đích đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định hơn.
Tiếp theo đó, nhờ vào lưu lượng và áp suất của bơm thủy lực mà xi lanh bắt đầu hình thành các đợt chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Sau cùng, dầu sẽ được hồi dần về thùng chứa để lọc và mát trước khi tiếp tục chu kỳ mới.
Ưu và nhược điểm của thủy lực
Dưới đây, là một số ưu nhược điểm của thủy lực bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm của hệ thống thủy lực
- Hệ thống thủy lực được thiết kế kết cấu khá nhỏ gọn nên người dùng không cần tốn quá nhiều chi phí vệ sinh và bảo dưỡng.
- Có thể kiểm soát mức độ hoạt động của động cơ thủy lực thông qua các van điều khiển giúp hạn chế động cơ vận hành quá mức.
- Nhờ có van an toàn nên người dùng dễ dàng phòng ngừa sự cố quá tải trong suốt thời gian vận hành.
- Đi kèm với hệ thống thủy lực là đồng hồ đo áp suất giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và điều khiển được áp suất của chất lỏng hợp lý theo ý muốn của mình.
- Hệ thống này có thể tự động hóa khâu vận hành bằng cách xây dựng các phần tử tiêu chuẩn hóa phù hợp.
Nhược điểm của hệ thống thủy lực
- Dầu, nhớt chính là nguyên liệu sử dụng chính của hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, 2 loại nguyên liệu này đều lấy từ tài nguyên thiên nhiên nên số lượng có thể bị hạn chế.
- Khi thủy lực khởi động, nhiệt độ của dầu lúc này sẽ thay đổi đột ngột. Điều này, khiến vận tốc làm việc của xi lanh mất ổn định và không đảm bảo được hiệu suất công việc.
- Có nhiều trường hợp khiến hệ thống thủy lực bị vỡ hoặc rò rỉ dầu sẽ gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.
- Hệ thống này có giá thành cao hơn so với hệ thống khí nén do vậy người dùng sẽ tốn khá nhiều chi phí đầu tư ban đầu.
Xem thêm: Review top 5 máy uốn ống thủy lực bằng tay, bằng điện đáng mua nhất
Ứng dụng của hệ thống thủy lực
Hiện nay, hệ thống thủy lực được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể như:
- Hệ thống thủy lực thường được ứng dụng phổ biến trong các loại máy móc công trình như: máy đào, máy ủi, cần cẩu, máy trộn bê tông, máy xúc…
- Dùng để lắp đặt trong các thiết bị máy đổ bơm bê tông, máy ép cọc…
- Dùng trong cấu tạo của ô tô, xe máy như: giảm xóc, trợ lái, hệ thống phanh, gạt nước, chế hòa khí…
- Ứng dụng sử dụng trong lĩnh vực hàng không: hệ thống nâng hạ càng chân máy bay, điều khiển cánh lái hoặc buồng học lái máy bay…
- Ứng dụng hệ thống thủy lực còn sử dụng để phát triển lĩnh vực giải trí, chế tạo các loại trò chơi mạo hiểm.
- Ứng dụng vào một số máy móc cơ khí như: kìm ép cos thủy lực, máy đột lỗ thủy lực,…
Qua bài viết trên của thông tin kỹ thuật, có thể thấy hệ thống thủy lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về hệ thống thủy lực. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm mua các loại dụng cụ thủy lực hãy truy cập ngay vào danh mục của website Thbvietnam.com hoặc gọi đến Hotline Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335 để được cung cấp thêm thông tin chi tiết nhé.