Tìm hiểu công dụng, chức năng và phân loại của đồng hồ đo điện
21/12/2021 1056
Đồng hồ đo điện là tên gọi chung của nhiều loại thiết bị đo điện thực hiện đa dạng các chức năng đo khác nhau. Đây là một thiết bị rất cần thiết đối với thợ điện, kỹ thuật viên, kỹ sư để phục vụ cho công việc. Hãy cùng Thông tin kỹ thuật tìm hiểu chi tiết về phân loại và công dụng của đồng hồ đo điện trong bài viết sau đây.
Công dụng của đồng hồ đo điện là gì?
“Đồng hồ đo điện có công dụng gì?”, “Chức năng của đồng hồ đo điện như thế nào?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về thiết bị này. Đồng hồ đo điện là một loại thiết bị để đo lường điện, công dụng chung của thiết bị này là để kiểm tra các tín hiệu điện. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các sản phẩm đồng hồ đo điện khác nhau thực hiện nhiều công dụng, chức năng như:
- Đo dòng điện AC, DC.
- Đo điện trở.
- Đo điện áp, hiệu điện thế.
- Đo và kiểm tra diode, transistor.
- Đo thông mạch và kiểm tra kết nối mạch.
- Đo tự cảm của cuộn cảm, đo điện dung với ứng dụng trong kiểm tra và lắp đặt hệ thống mạch điện.
- Đo cường độ dòng điện nhỏ ngay cả khi có điện trở lớn.
- Đo tần số, đo dao động kế cho tần số thấp, đo khuếch đại âm thanh, hỗ trợ điều chỉnh mạch điện radio.
- Đo để kiểm tra điện thoại và kiểm tra mạch điện ô tô.
- Lưu giữ số liệu đo đạc….
Phân loại đồng hồ đo điện
Dựa theo đặc điểm, cấu tạo và chức năng đo mà người ta phân đồng hồ đo điện thành 4 loại chính:
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng còn được gọi với tên khác là đồng hồ VOM(Volt- Ohm- Milliammeter). Đây là thiết bị được sử dụng để đo và kiểm tra điện đa năng, được tích hợp nhiều công dụng khác nhau. Sản phẩm này thường được sử dụng để đo dòng điện, điện trở, điện áp….Bạn cũng có thể sử dụng nó để đo tần số, nhiệt độ, kiểm tra diode, đo thông mạch…
Đồng hồ vạn năng được phân ra thành 2 loại chính, đó là:
Đồng hồ vạn năng cầm tay: Gồm có 2 loại là đồng hồ vạn năng điện tử số (DMM) và đồng hồ vạn năng điện tử số (DMM). Thiết bị này có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và có độ chính xác cao. Thế nhưng nó có ít chức năng và khó đọc kết quả hơn so với loại đồng hồ vạn năng để bàn.
Đồng hồ vạn năng để bàn: Loại đồng hồ này có kích thước khá lớn, thường được đặt ở vị trí cố định. Thiết bị phù hợp với những đơn vị giảng dạy, phòng thí nghiệm, khu công nghiệp…
XEM THÊM: Giải thích các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng từ A-Z
Ampe kìm
Ampe kìm là một dạng đồng hồ đo điện cầm tay được sử dụng phổ biến trong công việc của các thợ sửa chữa điện hiện nay. Thiết bị này có điểm nổi trội đặc biệt đó là có thể đo được dòng điện lên tới hàng nghìn ampe. Ngoài ra công dụng của đồng hồ đo điện này còn được sử dụng để đo thông mạch, công suất, tần số, điện áp…
Cách sử dụng ampe kìm rất đơn giản, cho kết quả nhanh với độ chính xác cao. Sản phẩm này có độ an toàn cao, giảm thiểu được các sự cố không mong muốn khi nối mạch đo, ngắt nguồn điện.
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Đồng hồ đo điện trở cách điện còn có tên gọi khác là đồng hồ đo Megomet. Sản phẩm này được sử dụng để kiểm tra điện trở của các thiết bị điện và dây điện. Kết quả đo sẽ nhanh chóng được trả về trên màn hình hiển thị LCD của thiết bị, giúp cho người dùng có thể dễ dàng đọc kết quả.
Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều địa điểm đo khác nhau. Sản phẩm cho kết quả đo chính xác và giúp ích trong việc kiểm tra điện trở và trong việc sản xuất các thiết bị điện, dây điện.
Đồng hồ đo điện trở đất
Điện trở đất có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình lan truyền dòng điện ở trong đất. Sử dụng sản phẩm này có thể tính toán được sự tiếp đất chống sét, tiếp đất an toàn, cân bằng điện thế cho các nhà máy điện, trạm biến áp, các công trình viễn thông và truyền số liệu.
Đồng hồ đo điện trở đất kiểm tra được tính an toàn điện, xác định được giá trị điện trở tiếp đất của hệ thống điện cực nối đất hoặc điện cực nối đất. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi cùng với hộp đựng đi kèm, dễ dàng mang theo đi xa. Đồng thời cách đo rất nhanh chóng với độ chính xác cao. Ngoài tính năng đo điện trở đất thì một số thiết bị còn được sử dụng giống như công dụng của đồng hồ đo điện thông thường.
Một số đồng hồ đo điện đáng mua
Nếu như các bạn còn đang băn khoăn không biết nên chọn mua loại đồng hồ đo điện nào thì có thể tham khảo một số loại đồng hồ đo điện đáng mua nhất hiện nay ngay sau đây.
Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60
Trong vài năm trở lại đây, đồng hồ vạn năng đang phát triển nhanh chóng với nhiều chức năng nổi bật. Điển hình trong số đó là sản phẩm Hioki 3244-60 mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng. Máy có thiết kế nhỏ gọn, giúp cho người dùng có thể thuận tiện trong quá trình di chuyển.
Thông số kỹ thuật:
- Màn hình hiển thị LCD siêu sáng
- Thời gian lấy mẫu: 2.5times/s
- Đo điện áp DCV: 420mV ~ 500V / ±0.7 %
- Đo điện áp ACV: 4.2V ~ 500V / ±2.3 %
- Đo điện trở Ω: 420Ω ~ 42MΩ / ±2.0 %
- Kiểm tra thông mạch (50 Ω ±40 Ω)
- Có khả năng tự động tắt nguồn
- Nhiệt độ vận hành: 0 ~ 40oC
- Nguồn: Pin CR2032 x1
- Kích thước: 55mm x 109mm x 9.5mm
- Khối lượng: 60g
- Phụ kiện: HDSD, Hộp đựng, Pinx1
Ampe kìm Kyoritsu KEW KT200
Ampe kìm Kyoritsu KEW KT200 là một sản phẩm có thiết kế rất nhỏ gọn, tiện lợi, có thể sử dụng trong bất cứ môi trường nào. Phần đầu là hàm kẹp có độ mở lớn, cho phép kẹp chắc chắn đầu dây dẫn. Sản phẩm cung cấp đa dạng các phép đo và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Thông số kỹ thuật:
- Chỉ thị số
- Đường kính kìm kẹp ф: 30mm
- Giải đo dòng điện AC: 40/400A
- Giải đo điện áp AC:400/600V
- Giải đo điện áp DC: 400/600V
- Giải đo điện trở Ω: 400Ω/4KΩ
- Bảo hành : 12 tháng
- Hãng sản xuất: Kyoritsu – Nhật
- Xuất xứ : China
Đồng hồ đo Megomet Kyoritsu 3166
Đồng hồ đo Megomet Kyoritsu 3166 là một sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến của Nhật Bản, được cải tiến thêm nhiều tính năng ưu Việt. Cung cấp hiệu suất làm việc tối ưu trong việc kiểm tra lớp cách điện, đo điện trở các thiết bị điện và mang lại sự an toàn cao cho người sử dụng. Máy hiển thị dạng kim đèn nền, thiết kế dạng đóng mở nắp tránh sự va đập từ bên ngoài.
Thông số kỹ thuật:
- DC Test Voltage : 1000V
- Giá trị đo Max : 2000MΩ
- Giải đo đầu tiên : 2~1000MΩ
- Sai số : |±5% rdg
- Giải đo thứ 2 : 1/2000MΩ
- Sai số : ±10% rdg
- Điện áp AC: 600V
- Độ chính xác: |±3%
- Nguồn : R6P (AA) (1.5V) × 4
- Kích thước : 90(L) × 137(W) × 40(D)mm
- Trọng lượng: 330g
- Phụ kiện: 7025 (Test leads), 9067 (Pouch for test lead), R6P (AA) × 4, Hướng dẫn sử dụng
Trên đây là những thông tin cơ bản về phân loại và công dụng của đồng hồ đo điện mà Thông tin kỹ thuật đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và có thể lựa chọn được một chiếc đồng hồ đo điện phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng.