Cảm biến CKP là gì? Cách kiểm tra cảm biến CKP đơn giản

17/05/2023 538

Trên mỗi ô tô đều có cảm biến CKP đóng vai trò quan trọng để xe có thể vận hành ổn định. Vậy cảm biến CKP là gì? Bạn hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu thêm cách kiểm tra cảm biến CKP như thế nào để hiểu biết thêm khi sử dụng xe hơi nhé!

Cảm biến CKP là gì?

Khi tìm hiểu cảm biến CKP là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản cảm biến CKP (hay còn gọi là cảm biến trục khuỷu, cảm biến biến vị trí trục khuỷu) sẽ đảm nhận nhiệm vụ thu tín hiệu từ các bộ phận khác để gửi về khu trung tâm ECU. Từ đó, ECU sẽ tính toán thời gian hợp lý để phun nhiên liệu, góc đánh lửa để xe di chuyển ổn định.

Cảm biến CKP trên ô tô

Cảm biến CKP trên ô tô

Cảm biến CKP có tên tiếng anh là Crank Shaft Position được dùng trong vận hành của xe. Cảm biến được lắp đặt trong hệ thống động cơ của ô tô. Hiện nay, đa số các ô tô đều được lắp cảm biến ở đầu máy, đuôi bánh đà hoặc giữa lock máy.

Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu

Trước khi tham khảo cách cách kiểm tra cảm biến CKP, bạn cùng cần biết được cấu tạo gồm những bộ phận nào. Từ đó, bạn có thể tiến hành kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu chính xác.

Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu

Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu

Hiện nay, cảm biến CKP trên ô tô có ba loại chính là: cảm biến vị trí trục khuỷu loại từ, cảm biến CKP loại Hall, loại quang. Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu từng loại sẽ có một số điểm khác biệt.

  • Cảm biến loại từ sẽ bao gồm: cuộn cảm, nam châm vĩnh cực, rotor với bánh răng theo loại động cơ.
  • Cảm biến CKP loại Hall gồm: 1 phần tử Hall đặt ở đâu, IC và nam châm vĩnh cửu bên trong.
  • Cảm biến CKP loại quang được lắp đặt trong bộ chia điện.

Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu thêm về sơ đồ mạch điện cảm biến thông qua nguyên lý làm việc cảm biến vị trí trục khuỷu. Đây là loại cảm biến cho nguyên lý làm việc tương đối đơn giản.

Trong cảm biến có nam châm vĩnh cửu để tạo thành từ trường ổn định. Khi trục khuỷu của ô tô quay thì chân thép ở trong từ trường quay và tạo thành dao động để hình thành tín hiệu dòng điện AC.

Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu

Khi đó, tín hiệu sẽ được đưa về ECU để phân tích tốc độ quay cũng như vị trí của trục khuỷu. Sau đó, ECU sẽ đưa ra các lệnh đánh lửa và thời gian phun nhiên liệu để đảm bảo ô tô di chuyển ổn định, tiết kiệm nhiên liệu tối ưu.

Các lỗi cảm biến ckp

Tiếp theo, bạn cũng cần biết được các lỗi cảm biến CKP để nhanh chóng kiểm tra và sửa chữa kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến xe. Những lỗi đều có dấu hiệu rõ ràng để bạn phát hiện được bất thường của xe.

Dưới đây là một số lỗi cảm biến CKP thường gặp.

  • Xe tăng tốc yếu, bị giật, bị hụt ga, khó nổ máy, chết máy do lỗi đường truyền tín hiệu bị sai.
  • Xe bị hao xăng do cảm biến CKP bị lỗi truyền tín hiệu không đúng về ECU.
  • Xe hơi bị bỏ máy, rung giật, có tiếng kêu chính là CKP bị hỏng nên thời gian đánh lửa bị sai, xi lanh không hoạt động.
  • Đèn Check Engine sáng là thống báo bộ phận cảm biến đang gặp vấn đề.

Lỗi cảm biến CKP thường do nhiều nguyên nhân như chỉnh sai khe hở từ trong cảm biến, bị đứt dây, lỏng giắc, chết cảm biến… Khi đó, bạn sẽ cần kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu để có được phương pháp khắc phục đảm bảo cảm biến hoạt động tốt trở lại.

Cách đo cảm biến ckp

Sau khi phát hiện cảm biến CKP bị lỗi bạn sẽ cần kiểm tra cảm biến CKP để xác định có bị hỏng hay không. Từ đó, bạn sẽ tiến hành sửa chữa cảm biến để đảm bảo ô tô vận hành ổn định.

Khi kiểm tra cảm biến CKP, bạn có thể sử dụng thiết bị đo điện như đồng hồ vạn năng để kiểm tra mức điện trở của cảm biến. Bạn có thể lựa chọn những dòng đồng hồ uy tín như đồng hồ vạn năng Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu… Đây đều là những thương hiệu cung cấp thiết bị đo chất lượng, chính xác.

Bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm được dùng nhiều hiện nay như: Hioki DT4254Hioki DT4256Kyoritsu 1009… Tiếp theo, bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu theo các bước dưới đây.

Đồng hồ vạn năng đo cảm biến ckp

Đồng hồ vạn năng đo cảm biến ckp

Kiểm tra cảm biến CKP loại từ

  1. Bước 1: Bạn chọn thang đo điện trở trên đồng hồ vom. Nối hai que đo điện vào jack cắm trên đồng hồ, đầu đo với hai đầu của cảm biến. Lưu ý, bạn cần kết nối đúng cực dương – dương, cực âm – âm.
  • Bước 2: Bạn kiểm tra khe hở đầu cảm biến tới vành tạo xung, kiểm tra cảm biến ở đầu puly hoặc đuôi bánh đa.
  • Bước 3: Bạn kiểm tra xung tín hiệu đầu ra của cảm biến. Khi kết quả tương đương với thông số kỹ thuật thì cảm biến vẫn tốt.

Cách kiểm tra cảm biến loại Hall, quang

Bạn sẽ cần sử dụng máy hiện sóng để kiểm tra hai cảm biến này.

  • Bước 1: Khi bạn bật chìa khóa on: chân dương sẽ là 12V, chân mát là 0V, signal là 5V.
  • Bước 2: Dùng đồng hồ để đo chân signal khi nổ máy xe. Sau đó, bạn đọc kết quả phân tích tín hiệu trên màn hình.
  • Bước 3: Nếu cảm biến bị hỏng, động cơ khó khởi động, đồng hồ sẽ không hiển thị. Khi đó, điện trở hai chân lúc nguội sẽ là từ 900 – 1600 và 1200 – 1900 lúc nóng.

Từ những thông tin về cảm biến CKP là gì hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm trong quá trình sử dụng và sửa chữa đạt hiệu quả cao. Chúc bạn thành công!