Giải thích các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng từ A-Z
26/11/2021 1779
Đồng hồ đo điện vạn năng (VOM) là một trong những thiết bị đo quen thuộc, cần thiết cho những người làm trong lĩnh vực điện, điện tử. Tuy nhiên, không ít người mới quan tâm về sản phẩm gặp khó khăn trong việc xác định ký hiệu của đồng hồ vạn năng. Dưới đây là những thông tin chi tiết!
Sự cần thiết cần hiểu rõ các ký hiệu của đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng có khả năng đo 3 thông số điện cơ bản là điện áp (điện thế), điện trở và cường độ dòng điện. Ngoài những thông số cơ bản này, thiết bị còn hỗ trợ nhiều mục đo lường khác như: điện dung, thông mạch, tần số, diode…
Hiện nay đồng hồ vạn năng có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần hiểu được các kí hiệu của đồng hồ vạn năng sẽ giúp người dùng sử dụng thiết bị dễ dàng, an toàn hơn. Các thương hiệu đồng hồ vạn năng nổi tiếng có thể kể đến hiện nay như đồng hồ vạn năng Kyoritsu Nhật Bản, đồng hồ vom Hioki, Fluke, Sanwa…
Tuy có nhiều dạng như dạng để bàn, dạng cầm tay (kim, số) khác nhau. Nhưng đồng hồ vạn năng nhìn chung đều có 3 thành phần chính như sau:
- Màn hình hiển thị
- Nút điều khiển (nút xoay ở đồng hồ vạn năng cầm tay hoặc nút bấm ở đồng hồ vạn năng để bàn)
- Cổng kết nối
XEM THÊM: Cấp đo lường CAT là gì? Ý nghĩa của thông số CAT trên thiết bị đo điện
Ý nghĩa các ký hiệu trên đồng hồ đo điện vạn năng
- Nút HOLD: giúp ghi giữ lại dữ liệu đang đo.
- Nút On, Off: mở, tắt
- Cổng COM: là viết tắt của Common và hầu như luôn được kết nối với mặt đất (Ground) hoặc cực âm của mạch. Cổng COM thường có màu đen và cũng thường được nối với dây đo màu đen.
- Cổng 10A: là cổng đặt biệt thường để đo dòng điện lớn( > 200mA)
- Cổng đo dòng điện thấp (mA, µA)
- Cổng mAVΩ : là cổng mà dây đo màu đỏ thường được cắm vào. Cổng này cho phép đo dòng điện (lên đến 200mA), điện áp (V) và điện trở (Ω)
- Cổng oCVΩHz: là cổng nối với dây đo màu đỏ. Cho phép đo lường nhiệt độ(oC), điện áp(V), điện trở(), tần số(Hz)
- Cổng True RMS: thường được cắm dây màu đỏ. Để đo thông số giá trị hiệu dụng thực( true RMS)
- Nút SELECT: giúp chuyển đổi giữa các chức năng với nhau
- Brightness: Điều chỉnh độ sáng tối của màn hình hiển thị.
- Điện áp xoay chiều (AC voltage): Một số loại sản phẩm còn ký hiệu đơn giản là A
- Điện áp 1 chiều (DC voltage): còn có nhiều loại sản phẩm để bàn sử dụng ký hiệu DCV
- Dòng điện xoay chiều (alternating current)
- Đo điện trở
- Hz: đo tần số
- DUTY: Đo chu kỳ
- Đo điện dung (capacitance) của dòng điện
- Kiểm tra thông mạch, đoản mạch (Continuity check)
- Nút hình sóng: Kiểm tra đi-ốt (diode test)
- hFE: Kiểm tra bóng bán dẫn transistor
- NCV: tính năng cảm ứng dòng điện không tiếp xúc
- Nút REL (relative): thiết lập giá trị tham chiếu. Giúp so sánh và kiểm tra giữa các giá trị đo khác nhau.
- Nút RANGE: chọn vùng cần đo phù hợp
- MAX/MIN: Lưu trữ các giá trị đầu vào lớn nhất, nhỏ nhất; tiếng bíp thông báo khi giá trị đo được vượt quá giá trị đã lưu trữ. Và khi đó giá trị mới đó được lưu đè lên
- Ký hiệu Hz: Cho biết tần số của mạch hoặc thiết bị
Như vậy, mỗi ký hiệu đồng hồ vạn năng lại có một ý nghĩa khác nhau. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng thiết bị phù hợp nhất theo nhu cầu.
Nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc đồng hồ vạn năng chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thị trường với xuất xứ rõ ràng, có chế độ bảo hành tốt thì bạn có thể liên hệ tới hotline 0902 148 147 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh) hoặc truy cập vào địa chỉ website maydochuyendung.com, hiokivn.com, kyoritsuvietnam.net . Đây đều là những địa chỉ uy tín và hoạt động lâu năm trên thị trường, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.