Hướng dẫn hiệu chuẩn máy đo độ cứng nhanh chóng chính xác

24/05/2024 96

Máy đo độ cứng sau thời gian dài sử dụng có thể bị sai lệch kết quả đo, chính vì vậy việc hiệu chuẩn là rất cần thiết. Bài viết dưới đây thongtinkythuat.com sẽ hướng dẫn bạn quy trình hiệu chuẩn máy đo độ cứng đơn giản, hiệu quả.

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ cứng định kỳ?

Hiệu chuẩn máy đo độ cứng là quá trình điều chỉnh và so sánh kết quả đo của máy với giá trị chuẩn giúp đảm bảo kết quả đo của máy chính xác nhất. Máy đo độ cứng được hiệu chuẩn định kỳ sẽ giúp phát hiện các lỗi hưu hỏng tiềm ẩn, giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo trì.

Hiệu chuẩn máy đo độ cứng định kỳ rất quan trọng, việc này không chỉ tránh tối đa sai số trong quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho các công việc yêu cầu độ chính xác cao, phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của cơ quan chính phủ.

Điều kiện thực hiện hiệu chuẩn máy đo độ cứng

Để đảm bảo kết quả hiệu chuẩn chính xác và tin cậy, cần đáp ứng một số điều kiện sau:

Về điều kiện môi trường

  • Nhiệt độ phòng nên ổn định trong khoảng từ 20°C đến 25°C.
  • Độ ẩm không khí nên thấp dưới 60%.
  • Máy đo độ cứng phải được đặt ở những nơi ổn định, tránh rung động, sạch sẽ, không bụi bẩn…
Đặt máy đo độ cứng ở nơi an toàn, sạch sẽ

Đặt máy đo độ cứng ở nơi an toàn, sạch sẽ

Điều kiện về máy đo độ cứng

Máy đo độ cứng phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi hiệu chuẩn. Chú ý việc lắp đặt và sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Điều kiện về người thực hiện 

Nhân viên thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm về hiệu chuẩn máy đo. Đồng thời, phải đảm bảo người vận hành có tính cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của nhà sản xuất.

Điều kiện về dụng cụ hiệu chuẩn

  • Sử dụng tấm chuẩn độ cứng có độ chính xác cao, được kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền.
  • Sử dụng máy đo lực có độ chính xác cao, được hiệu chuẩn định kỳ.
  • Ưu tiên dùng những loại kính hiển vi có độ phân giải cao, phù hợp với phương pháp đo độ cứng.
  • Các loại khăn lau nên đảm bảo sạch sẽ, không xơ để dùng đo tấm chuẩn và máy độ cứng.

Xem thêm: Hướng dẫn hiệu chuẩn nhiệt ẩm kế tự ghi đúng cách

Hướng dẫn hiệu chuẩn máy đo độ cứng nhanh chóng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy đo độ cứng khác nhau, ví dụ như máy đo độ cứng Rockwell, máy đo độ cứng Brinell, máy đo độ cứng Vickers…Tuy nhiên, có nhiều loại máy nhưng quy trình thực hiện lại tương đương gần giống nhau.

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng

Hướng dẫn sử dụng máy đo độ cứng

Dưới đây là các các bước thực hiện hiệu chuẩn máy nhanh chóng, bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện bên ngoài

Xem xét và ghi lại các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu/loại, số hiệu, phạm vi hoạt động, độ phân giải, các bộ phận, phụ kiện của máy…

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Tiến hành kiểm tra kỹ thuật theo một số yêu cầu sau:

  • Kiểm tra trạng thái cân bằng của máy đo độ cứng
  • Sử dụng thước thủy để kiểm tra độ cân bằng của máy. Đảm bảo độ lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng không quá 1mm/m.
  • Kiểm tra bộ phận tạo lực đảm bảo lực được tạo ra một cách đều đặn, liên tục và không gây biến động đột ngột.

Bước 3: Thực hiện hiệu chuẩn máy đo độ cứng

  • Lắp đặt tấm chuẩn độ cứng lên máy theo hướng dẫn sử dụng
  • Thực hiện phép đo độ cứng trên tấm chuẩn
  • So sánh giá trị đo trung bình với giá trị chuẩn. Nếu sai số giữa giá trị đo trung bình và giá trị chuẩn vượt quá giới hạn cho phép thì cần điều chỉnh máy ngay.
  • Ghi lại thông tin về quá trình hiệu chuẩn bao gồm ngày tháng, người thực hiện, kết quả hiệu chuẩn…
Thực hiện hiệu chuẩn máy đo độ cứng

Thực hiện hiệu chuẩn máy đo độ cứng

Bước 4: Xử lý kết quả đã hiệu chuẩn

Quy trình xử lý kết quả hiệu chuẩn máy đo độ cứng có thể thay đổi tùy theo từng loại máy đo khác nhau. Đối với máy đo độ cứng Brinell sai số cho phép hiệu chuẩn là ± 0,5% HB hoặc ± 0,1 mm. Máy đo độ cứng Vickers theo quy định sai số cho phép là ± 1% HV hoặc ± 0,005 mm. Còn với máy đo độ cứng Rockwell thì sai số cho phép hiệu chuẩn thường là ± 0,5 HR hoặc ± 0,005 mm.

Việc tuân thủ sai số cho phép hiệu chuẩn máy đo độ cứng là quan trọng để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo. Nếu sai số đo lớn hơn sai số cho phép hiệu chuẩn, thì kết quả đo có thể không chính xác và không đáp ứng được các yêu cầu về độ chính xác.

Bước 5: Hiệu chỉnh lại thông số theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đã quy định (nếu cần thiết)

Xem thêm: Các phương pháp đo độ cứng vật liệu Vickers, Rockwell và Brinell

Kết luận

Trên đây là một số thông tin chi tiết về hiệu chuẩn máy đo độ cứng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này người dùng có thể dễ dàng thực hiện hiệu chuẩn máy mà không lo gặp bất kỳ sự cố hay khó khăn nào.