RDG là gì? Cách tính sai số của đồng hồ đo điện

25/11/2021 1492

Mỗi đồng hồ đo điện vạn năng đều có thông số kỹ thuật về độ chính xác và sai số. Thông số này giúp người dùng tìm hiểu và lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu cũng như hiểu được sự sai số trong đo lường. Đối với đồng hồ đo điện, sai số đi kèm thông số RDG, vậy RDG là gì, cách tính như thế nào?

RDG là gì?

RDG là độ chính xác của các loại máy móc, thiết bị đo điện. Nói cách khác, RDG để kiểm tra sự khác biệt giữa giá trị đo và giá trị thực cho một đại lượng được đo trong các điều kiện tham chiếu. Độ chính xác RDG được đảm bảo được chỉ định theo định dạng như sau: (± xx% rdg ± xx dgt).

Trong đó:

  • ± xx% là tỷ lệ lỗi phần trăm liên quan đến việc đọc, tỷ lệ với đầu vào.
    ± xx là hiển thị phần số, được biết đến là hằng số bất kể đầu vào.
  • Dgt dành cho chữ số, chỉ ra số đếm trên chữ số có nghĩa cuối cùng của màn hình kỹ thuật số và thường được sử dụng để biểu thị hệ số lỗi của máy kiểm tra kỹ thuật số.
RDG là gì

RDG là sự sai số của các thiết bị đo điện

Ví dụ: nếu độ chính xác của đồng hồ cơ bản trong thang đo DC volt là ± 1% và điện áp thực là 1.00 V, thì đồng hồ dự kiến ​​sẽ hiển thị số đọc là 1.00 V ± 1% hoặc 0.99 V đến 1.01 V.

XEM THÊM: Công suất tiêu thụ là gì? Cách tinh công suất tiêu thụ điện năng

Các yếu tố ảnh hưởng đến sai số của đồng hồ đo điện

Các nhà sản xuất đồng hồ đo điện giải thích thông số kỹ thuật về độ chính xác theo công thức sau:

Độ chính xác: ± (% Rdg + số LSD)

Trong đó:

  • Rdg (reading) = giá trị thực của tín hiệu mà DMM đo được
  • LSD (least significant digit) = chữ số có nghĩa nhỏ nhất

LSD đại diện cho mức độ không chắc chắn do độ lệch bên trong, nhiễu và lỗi làm tròn. Đối với một đồng hồ đo nhất định, số LSD thay đổi từ chức năng này sang chức năng khác và thậm chí từ dải đo này sang dải đo khác trong cùng một chức năng.

RDG là gì

Sai số của đồng hồ đo điện ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Cấp chính xác của đồng hồ đo điện thể hiện độ chính xác của thiết bị. Ví dụ, điện áp DC thiết bị có cấp chính xác là ± (0.5% + 3). Chính vì vậy, tìm hiểu cách tính cấp chính xác của đồng hồ đo điện giúp người dùng xác định được mức độ chính xác của thiết bị.

Cách tính sai số của đồng hồ vạn năng

RDG có thể được xác định bằng các loại đồng hồ đo điện trong đó có đồng hồ vạn năng.  Tính sai số của đồng hồ đo điện để đọc, ghi kết quả cũng như sử dụng đồng hồ đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Cách tính sai số của đồng hồ vạn năng hiển thị kim

Sai số ở đồng hồ vạn năng kim được tính bằng %, sai số được tính theo thang đo đang được sử dụng.

RDG là gì

Đồng hồ vạn năng kim có những sai số nhất định

Ví dụ, nếu người dùng đang dùng thang đo: 250VDC thì sai số sẽ bằng 250V: 100 x 1 (%) = 0.1V. Giá trị bạn đo được có thể sai ± 2.5V. Ngược lại, nếu bạn đang dùng thang đo 10VDC thì sai số bằng 10V: 100 x 1 (%) = 0.1V. Như vậy sai số của thang đo bằng ± 0.1V.

Cách tính sai số của đồng hồ vạn năng hiển thị dạng số

Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (điện tử) có sai số được tính bằng ở tất cả các thang đo, không tính dấu chấm cách. Tùy loại đồng hồ số hiển thị 3 số, 4 số hoặc 5, 6 số. Khi đó, giá trị thực của đồng hồ đo có thể tính theo 100V, 101V, 102V, 103V, 104V, 105V.

RDG là gì

Đồng hồ vạn năng số có mức sai số tùy sản phẩm

Ví dụ, nếu người dùng đang dùng thang đo ở đồng hồ số hiển thị 3 1/2 thì dòng điện một chiều 200VDC để đo điện áp 100VDC thì sai số sẽ được tính bằng 100V + 5 = 105V. Ngược lại, nếu dùng thang đo 20VDC để đo điện áp 10VDC sẽ có sai số được tính bằng 10V + 0.05 = 10,05V.

Một số đồng hồ vạn năng ít sai số

Đồng hồ vạn năng ít sai số là thiết bị có tỷ lệ sai số thấp, được ứng dụng trong đo lường yêu cầu độ chính xác cao. Tiêu biểu có thể kể đến:

  • Đồng hồ vạn năng Fluke 1587: Giá tham khảo 20.140.000 đồng, đa dạng khả năng đo, sai số thấp 0.02% giúp thiết bị được sử dụng trong đo lường yêu cầu độ chính xác cao.
  • Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1062: Giá tham khảo 11.600.000 đồng. Xét về tính chính xác, thiết bị đảm bảo độ chính xác cao, sai số thấp, đo đáng tin cậy với 0.02% chính xác DC. Đi kèm tính năng True RMS đo AC và AC + DC giúp người dùng hoàn toàn yên tâm trong quá trình làm việc.
  • Đồng hồ vạn năng Hioki DT4282: Giá tham khảo 9.900.000 đồng. Đồng hồ vạn năng Hioki DT4282 đảm bảo mang đến kết quả nhanh chóng với độ sai số cực thấp.  Độ chính xác cơ bản: ±0.03 % và con số này không hề bị biến động sau một thời gian sử dụng.

Tóm lại, mỗi model đồng hồ vạn năng đều có những sai số nhất định. Hiểu được RDG là gì và cách tính sai số giúp phục vụ hiệu quả công việc đo lường cũng như chọn thiết bị phù hợp.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hay mua các thiết bị đo điện phù hợp, vui lòng truy cập các website: Maydochuyendung.com, Kyoritsuvietnam.net, Hiokivn.com để đặt hàng trực tuyến. Hoặc liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn nhé!

Bài viết liên quan: CAT là gì? Ý nghĩa của thông số CAT trên thiết bị đo điện