Tìm hiểu các loại mũi khoan phổ biến – Cách sử dụng hiệu quả

30/05/2020 772

Máy khoan là một trong những loại dụng cụ được ứng dụng rộng rãi hàng ngày. Một trong những phụ kiện không thể bỏ qua khi nhắc đến c chính là mũi khoan. Nó được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với những dòng máy riêng.

Phân loại mũi khoan hiện có trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại mũi khoan khác nhau, bao gồm: mũi khoan đá, mũi khoan bê tông, mũi khoan sắt hay mũi khoan inox… Mỗi loại sẽ có các chức năng riêng biệt do đó, dựa vào loại máy đang sở hữu và nhu cầu sử dụng bạn có thể lựa chọn một chiếc mũi khoan phù hợp.

Phân biệt mũi khoan

Phân biệt mũi khoan

Để tránh chọn nhầm mũi khoan, dưới đây là cách phân loại và ứng dụng của từng loại giúp bạn có kiến thức nhất định về phụ kiện máy khoan này.

Xem thêm: Nên mua máy khoan Bosch loại nào. Dùng điện hay dùng pin tốt hơn?

Phân loại mũi khoan dựa trên chất liệu

Thông thường, thép carbon, thép gió (HSS), thép coban và thép hợp kim… được sử dụng để sản xuất mũi khoan. Sau khi chế tạo thân máy chính, nó được phủ các loại vật liệu phủ khác nhau như titan nitride, back oxit… để bảo vệ mũi khoan khỏi bị ăn mòn, tăng độ cứng và tăng khả năng chịu nhiệt.

Vật liệu tạo nên mũi khoan

Hầu hết các loại mũi khoan sẽ được thiết kế bằng các loại thép. Bên cạnh đó, một số được làm bằng hợp kim.

Thép gió HSS: đây là loại thép có khả năng chịu nóng tốt và độ cứng lớn. Hiện nay, nó được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo dụng cụ cắt gọt bởi tốc độ làm viêc. Mũi khoan được làm bằng loại thép này có khả năng khoan những kim loại cứng lên đến 900N/mm2.

Thép gió HSS-R: Loại thép này được tạo nên bởi carbon, bên cạnh đó nó còn chứa một lượng lớn vonfram, cụ thể 18% vonfram, 4% Crom, 1% Vanadi, 0,7% carbon và phần còn lại là sắt. Loại mũi khoan thuộc thép gió HSS-R được chế tạo bằng quy trình cán nóng, nó giúp tăng cường độ bền và chống mài mòn, độ cứng cáp cao.

Thép gió HSS-G: Thép này được tạo nên nhờ phương pháp tiện CNC. Nó có hiệu suất làm việc cao, độ cứng hoàn hảo, được ứng dụng trong chế tạo các công cụ khoan, cắt như mũi khoan, cuốc, cưa…

Thép gió HSSE-Co5: Thành phần chủ yếu để tạo nên nó là thép gió và có 5% Coban. Việc dùng thép gió HSSE-Co5 trong chế tạo mũi khoan giúp tăng độ cứng, đảm bảo khả năng chịu nhiệt tốt. Mũi khoan này giúp dễ dàng khoan các loại kim loại hợp kim cứng đến 1100N/mm2.

Thép gió HSSE-Co8: Cũng giống như thép thép gió HSSE-Co5, tuy nhiên loại thép này bao gồm 8 hàm lượng Coban, vì vậy nó mang đến khả năng chịu lực tốt, đồng thời tăng thêm khả năng chịu nhiệt.

Mũi khoan hợp kim: Mũi khoan này có phần lưỡi cắt làm bằng chất liệu hợp kim, trong đó thành phần chính của nó là Vonfram Cacbua (WC).

Mũi khoan hợp kim chính hãng

Mũi khoan hợp kim chính hãng

Hầu hết các loại mũi khoan đều có độ cứng nhất định, cho khả năng chịu lực và nhiệt tốt. Tuy nhiên, theo như đánh giá của những người với nhiều năm kinh nghiệm dùng các loại máy khoan, họ cho rằng dạng hợp kim sẽ tốt hơn so với các loại thép gió HSS thông thường. Tuy nhiên, giá của thép gió lại còn phần ưu đãi hơn, phù hợp với túi tiền của nhiều người.

Lớp phủ được sử dụng trên mũi khoan

Black Oxide: Black Oxide bổ sung khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa rất tốt, giảm nhiệt cho vật liệu, nó thích hợp để khoan sắt và thép nhưng không được khuyến khích để khoan nhôm, magie hoặc các vật liệu tương tự.

Nhôm Titan Nitride: Lớp phủ này có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, đồng thời làm giảm nhiệt cho vật liệu. Nhôm Titan Nitride thích hợp để khoan các loại vật liệu cứng mà không cần làm mát.

Lớp phủ Tecrona: Thuộc loại lớp phủ cao cấp với hệ số ma sát thấp, nó giúp tăng tuổi thọ cho vật liệu khi thường xuyên phải làm việc trong môi trường áp lực cao.

Titanium Nitride (TiN): Loại lớp phủ này được sử dụng phổ biến hiện nay. Nó có khả năng làm tăng độ cứng của mũi khoan và tăng độ chịu nhiệt cho vật liệu, từ đó nâng cao tuổi thọ của chúng. TiN cũng cung cấp các lợi ích tương tự như oxit đen và đồng. Các mũi khoan được phủ TiN thích hợp để khoan sắt và thép cũng như nhôm, magie…

Phân loại theo vật liệu sử dụng

Mũi khoan sắt

Các vật dụng được làm từ sắt là khá phổ biến chính bởi vậy người ta sản xuất ra nhiều loại mũi khoan để phù hợp với độ cứng của vật liệu.

Mũi khoan gỗ

Mũi khoan gỗ lại được chia ra làm nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu khoan khác nhau. Dưới đây là một số mũi khoan gỗ được sử dụng phổ biến:

Mũi khoan gỗ xoắn ốc: Đầu mũi khoan sử dụng rn nhọn cùng thiết kế xoắn giúp làm việc nhanh và sâu hơn.

Mũi khoan gỗ đầu đinh: Mũi khoan này có đặc điểm là đầu khá nhỏ, thích hợp để sử dụng khoan nhiều loại gỗ khác nhau.

Mũi phay gỗ mái chèo: Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại mũi này bởi nó được thiết kế với chóp nhọn, lưỡi mái chèo hình lỗ khoan lớn, rộng. Kích thước mũi mũi phay gỗ mái chèo sẽ được in trên mặt của mũi khoan.

Mũi khoan rút lõi gỗ: Nó có khả năng rút lõi gỗ nhanh chóng và dễ dàng.

Mũi khoan bê tông: Có rất nhiều loại mũi khoan bê tông khác nhau như mũi khoan rút lõi bê tông, mũi khoan từ hay mũi đục. Nó được ứng dụng để đục, khoét các khối bê tông, gạch hay nhiều loại vật liệu xây dựng…

Mũi khoan bê tông

Mũi khoan bê tông

Xem thêm: So sánh mũi khoan SDS Max và SDS Plus, dùng loại nào sẽ tốt hơn?

Cách sử dụng mũi khoan hiệu quả

Một số những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng mũi khoan đúng cách, an toàn và hiệu quả hơn.

Chọn mũi khoan đúng với mục đích sử dụng. Ví dụ, khi sử dụng khoan vật liệu là sắt hoặc bê tông, bạn nên chọn những loại mũi khoan chuyên dụng. Bởi việc lựa chọn phù hợp sẽ giúp thao tác dễ dàng và tránh gãy hay hư hỏng.

Sử dụng đúng chế độ khoan khi khoan: Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, các thương hiệu sản xuất máy khoan đã thiết kế với từng chế độ khác nhau: chế độ đục bê tông, có nút khóa cò khoan,… Điều này đòi hỏi khi sử dụng, bạn phải chọn đúng chế độ khoan để tránh ảnh hưởng đến dụng cụ điện.

Lắp mũi khoan đủ chặt: Mỗi chiếc máy khoan sẽ được trang bị dụng cụ tháo lắp mũi riêng, bởi vậy hãy đảm bảo dùng đúng loại và lắp đủ chặt để cố định mũi, tránh bị cong hay rơi rớt khi thực hiện khoan.

Sử dụng một lực khi khoan: Trong quá trình thực hiện, người dùng cần sử dụng lực phù hợp, tránh quá mạnh sẽ gây áp lực lên mũi gây vong vệnh hoặc gãy.

Cố định vật cần khoan: Một lưu ý đang lưu tâm khác là hãy cố định chắc chắn vật cần khoan khi khoan, điều này không chỉ đảm bảo tính an toàn mà còn đạt tình thẩm mỹ cho lỗ khoan.

Sau quá trình sử dụng, bạn nên vệ sinh máy khoan, mũi khoan đúng cách. Tránh để bụi bặm tịch tụ vào động cơ và mũi khoan. Nếu không sử dụng, nên tháo mũi khoan và bảo quản nơi thoáng mát để tránh bị gỉ sét, tăng tuổi thọ.