Cách đo thông mạch bằng ampe kìm an toàn, chính xác

04/11/2021 916

Đo thông mạch giúp người kiểm tra xác định được tình trạng của dây điện, mạch điện còn hoạt động tốt hay không, có nguồn điện chạy qua hay không. Nói cách khác, đo thông mạch đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra khả năng hoạt động của nguồn điện, thiết bị điện. Bạn có thể học cách đo thông mạch bằng ampe kìm nhanh chóng, chính xác qua bài viết!

Đo thông mạch là gì?

Thông mạch là dòng điện chạy qua giúp cho dòng điện, thiết bị có tính thông mạch. Việc đo thông mạch giúp người đo kiểm tra mạch điện đang mở hay đóng. Đây là công việc thường xuyên và liên tục cho thợ điện, kỹ sư điện để kiểm tra thiết bị, linh kiện như công tắc, cầu chì… có đảm bảo hoạt động tốt không.

Quá trình kiểm tra thông mạch, đồng hồ đo điện sẽ gửi dòng điện nhỏ qua mạch để đo điện trở trong mạch. Khi thiết bị kêu bíp có nghĩa là mạch kín, có tính thông mạch. Ngược lại, tính thông mạch của thiết bị có thể không đảm bảo.

Các loại đồng hồ đo điện phù hợp để kiểm tra tính thông mạch là ampe kìm, đồng hồ vạn năng.

ampe-kim-do-thong-mach

Đo thông mạch bằng ampe kìm cho kết quả đo lường chính xác

Hướng dẫn cách đo thông mạch bằng ampe kìm chi tiết

Để có kết quả đo thông mạch bằng ampe kìm tốt nhất, người dùng nên lựa chọn các loại ampe kìm tích hợp tính năng đo thông mạch đến từ các thương hiệu lớn như ampe kìm Kyoritsu, ampe kìm Hioki sẽ mang đến hiệu quả công việc cao, thuận tiện trong quá trình làm việc. Có thể kể đến một số loại ampe kìm như: Hioki 3280-10F, Hioki CM4373, Kyoritsu 2117R, Kyoritsu 2055

Cách đo thông mạch bằng ampe kìm đơn giản theo các bước:

Bước 1: Người thực hiện đo thông mạch vặn chuyển núm ampe kìm về thang đo điện trở. Tiếp tục ấn Select để trên màn hình LCD của ampe kìm hiển thị ký hiệu sóng âm thanh (phía bên trái) biểu thị cho việc đo thông mạch.

Bước 2: Để đo thông mạch, người dùng cần kết nối que đo vào ampe kìm. Cụ thể, đầu dò màu đen cắm vào chân COM và đầu dò màu đỏ cắm vào chân V của ampe kìm.

Bước 3: Kiểm tra ampe kìm ở thiết bị cần đo. Trong quá trình đo nếu xuất hiện tiếng bíp và chỉ số là mạch đã thông và dây còn tốt. Khi người dùng cắm không xuất hiện tiếng bíp và không hiển thị thông số đo trên ampe kìm có nghĩa là mạch không thông và cần kiểm tra lại.

ampe-kim-do-thong-mach

Kiểm tra thông mạch bằng ampe kìm

Xem thêm: Quá tải điện là gì? Nguyên nhân và cách kiểm tra nhanh bằng ampe kìm

Lưu ý khi đo thông mạch bằng ampe kìm đảm bảo an toàn

Việc đo thông mạch bằng ampe kìm, người tiến hành đo cần ngắt mạch trước khi đo để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, người dùng cần chú ý:

  • Rút phích cắm của thiết bị đo ra khỏi nguồn điện để đảm bảo ngắt điện an toàn. Chú ý nên xả tụ điện trước khi đo để không gây nguy hiểm cho quá trình thực hiện.
  • Chỉ nên sử dụng các loại ampe kìm có thông số đo tương thích cũng như hỗ trợ chức năng đo thông mạch để việc thực hiện đảm bảo an toàn, chính xác.
  • Có thể đo lại nhiều lần để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất.
  • Sau khi sử dụng ampe kìm cần tắt thiết bị và cất ở nơi khô thoáng cũng như tránh ánh nắng mặt trời gây hại cho ampe kìm.

Cách đo thông mạch bằng ampe kìm không khó, đây là một trong những phép đo cơ bản dành cho những người tìm hiểu về điện, thiết bị điện. Bạn cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc an toàn và thực hiện theo hướng dẫn để có kết quả đo chính xác nhất.

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán ampe kìm uy tín và có giá tốt mà bạn có thể tham khảo như Maydochuyendung.com, Hiokivn.com, Kyoritsuvietnam.net. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp tại địa chỉ mua uy tín để có trải nghiệm sản phẩm tốt nhất.