Hướng dẫn cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng

24/04/2023 169

Cầu chì là một bộ phận quan trọng bể bảo vệ thiết bị và bảo vệ mạch điện hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, cầu chì gặp sự cố hỏng hóc sẽ cần phải tiến hành kiểm tra cầu chì? Vậy cách đọc thông số cũng như cách kiểm tra cầu chì như thế nào? Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn ngay dưới đây.

Sự cần thiết khi kiểm tra cầu chì?

Cầu chì được biết đến là một trong những thiết bị có chức năng bảo vệ mạch điện trước những sự cố quá tải, đoản mạch hay ngắt mạch. Hệ thống mạch điện lắp đặt cầu chì sẽ đảm bảo phòng tránh được những sự cố như cháy, nổ… do dây điện bị hở, bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho các thiết bị và người sử dụng.

Kiểm tra cầu chì điện nhanh chóng phát hiện lỗi hỏng

Kiểm tra cầu chì điện nhanh chóng phát hiện lỗi hỏng

Trong khi đó, cầu chì khi sử dụng lâu ngày cũng có thể gặp các lỗi bị hỏng hoặc bị chết. Bởi vậy, việc kiểm tra cầu chì theo định kỳ là điều cần thiết để duy trì khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ cũng như góp phần cho tuổi thọ tăng cao. Bạn có thể tham khảo những cách kiểm tra cầu chì cũng như cách đo cầu chì để nắm bắt được tình trang của thiết bị để có được phương án giải quyết phù hợp.

Cách đọc thông số cầu chì

Trước khi tìm hiểu cách kiểm tra cầu chì, bạn cần biết cách đọc thông số cầu chì. Việc nắm được cách đọc thông số cầu chì sẽ giúp bạn biết được những bộ phận có yêu cầu về dòng điện hay mức điện áp như nào để phục vụ việc kiểm tra tốt nhất.

Cách đọc thông số cầu chì đơn giản

Cách đọc thông số cầu chì đơn giản

  • Un (V) có nghĩa là điện áp định mức.
  • In (A) có nghĩa là dòng điện định mức.
  • InF (A): dòng điện không nóng chảy quy ước.
  • IF (A) là dòng nóng chảy quy ước.
  • tf (s); thời gian tiền hồ quang có nghĩa khi thời gian dòng điện đủ lớn cho cầu chì đến khi có hồ quang.
  • ta (s): thời gian khi bắt đầu có hồ quang đến khi hồ quang tắt.
  • ttc (s): tổng thời gian tf + ta.
  • Dòng điện cửa: là các trị số của dòng điện có thể xác định thời gian tiền hồ quang của những loại cầu chì gG và M.

Việc biết đọc thông số của cầu chì sẽ giúp bạn hiểu được những mức điện áp, dòng điện được phép đi qua cầu chì. Sau khi nắm được những cách đọc thông số cầu chì, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu cách kiểm tra cầu chì sống hay chết.

Cách kiểm tra cầu chì từ bên ngoài

Hiện nay, những cách đo kiểm tra cầu chì sẽ bao gồm từ việc quan sát và kiểm tra bên ngoài. Đây là cách kiểm tra cầu chì rất đơn giản để viết cầu chì bị hỏng chưa.

  • Dây nối của cầu chì bị đứt hoặc chảy có nghĩa đã bị hỏng.
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt của cầu chì trên mạch điện không bị  xô lệch.
  • Kiểm tra các bộ phận như vỏ, lắp đậy, ốc, vít không bị vỡ, sứt mẻ hay thiếu bộ phận.
  • Kiểm tra các thông số của cầu chì phù hợp với mạch điện.
  • Chú ý các mối nối dây cần được đảm bảo chắc chắn để tránh bị chập mạch, bị đánh lửa.
  • Chú ý không lắp đặt cầu chì tại những nơi ẩm ướt hoặc nhiều bụi bẩn.

Cách kiểm tra cầu chì bên ngoài được đánh giá là cách trực quan và đơn giản. Tuy nhiên, để chắc chắn cầu chì có bị hỏng hay không bạn nên sử dụng những loại đồng hồ đo điện như đồng hồ vạn năng để đảm bảo chính xác.

Cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra cầu chì sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng có ưu điểm về độ chính xác cao. Trước khi tiến hành đo và kiểm tra cầu chì, bạn cần lưu ý nên chọn những loại đồng hồ đo vạn năng chất lượng có khả năng đo điện trở để đảm bảo kết quả chính xác.

Bạn có thể tham khảo những sản phẩm đồng hồ đo chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như đồng hồ vom Hiokiđồng hồ vom Kyoritsu,… Đây đều là những hãng nổi tiếng chuyên cung cấp các sản phẩm máy đo điện uy tín.

Cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng

Bạn có thể tham khảo một số những sản phẩm đồng hồ vạn năng được ưa chuộng hiện nay như: Hioki DT4256Hioki 3030-10Kyoritsu 1109S. Các bước cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng được thực hiện như sau:

Bước 1: Kết nối chân hai que đo với đồng hồ vạn năng, chân màu đen vào Jack chân Com, qua màu đỏ vào chân đo điện áp ( màu đỏ).

Bước 2: Chọn thang đo thông mạch trên đồng hồ vạn năng. Lấy hai đầu que đo tiếp xúc với hai cực của cầu chì theo nguyên tắc qua màu đỏ (cực dương) chạm vào cực dương, que màu đen (cực âm) chạm vào cực âm của cầu chì.

Bước 3: Nếu đồng hồ báo tiếng bíp có nghĩa là cầu chì vẫn thông mạch, còn sống và hoạt động tốt. Nếu không có tiếng bíp nghĩa là cầu chì bị hỏng.

Khi đó, bạn sẽ cần phải tiến hàng kiểm tra cầu chì chi tiết hơn để xác định vị trí, nguyên nhân bị hỏng. Sau đó, bạn có thể lên phương án sửa chữa hoặc thay mới.

Như vậy, Thongtinkythuat.com đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra cầu chì rất đơn giản, dễ thực hiện, QUa bài viết hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về cầu chì cũng như cách đo và kiểm tra trong quá trình sửa chữa thiết bị điện.