Thiết bị khí nén là gì? Ứng dụng của thiết bị khí nén trong cuộc sống

16/03/2023 330

Thiết bị khí nén có mặt ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Vậy thiết bị khí nén là gì? Ứng dụng của chúng trong cuộc sống như thế nào? Hãy cùng Thông tin kỹ thuật tìm hiểu ngay nhé!

Thiết bị khí nén là gì?

Để biết thiết bị khí nén là gì, chúng ta cần hiểu được khí nén là gì? Khí nén là không khí được nén lại bằng áp suất cao, cung cấp năng lượng cho máy móc công nghiệp và dân dụng. Loại tài nguyên này luôn có sẵn trong tự nhiên, dễ khai thác và không bị cạn kiệt nên dần được thay thế cho các nguồn tài nguyên khác như: nước, dầu mỏ, khí đốt, gas,…

Khí nén

Khí nén

Để dùng được khí nén, người ta sử dụng các thiết bị gọi là thiết bị khí nén. Ví dụ như: đầu nối khí nén, van hơi, bộ lọc,… Chúng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, thường là thép, inox, nhôm, đồng, nhựa,…

Các thiết bị này liên kết với nhau tạo thành một hệ thống nén khí. Hệ thống này tạo ra khí nén, lưu trữ chúng và cung cấp khí nén cho các dụng cụ, máy móc sử dụng năng lượng khí nén.

Các thiết bị khí nén phổ biến hiện nay

Thực tế, có rất nhiều loại thiết bị khí nén khác nhau. Người ta thường phân loại chúng theo các nhóm sau: bộ phận cấp khí nén (nguồn cấp khí), hệ thống các loại van khí nén, xi lanh khí, bộ lọc khí nén và thiết bị khác.

Máy nén khí

Máy nén khí

Bộ phận cấp khí nén

Thiết bị đầu tiên phải kể đến là bộ phận cấp khí. Chúng thường là máy nén khí và bình chứa khí nén.

  • Máy nén khí có nhiều kích cỡ và công suất khác nhau. Thiết bị này có tác dụng tạo ra khí nén.
  • Bình chứa khí nén (bình tích áp) hoặc bồn chứa khí: Bộ phận này lưu trữ lại lượng khí nén mà máy nén khí tạo ra. Các phụ kiện kèm theo bình chứa khí là: van đóng/mở đầu khí vào, van xả đầu khí ra, đồng hồ đo áp suất.

Van khí nén

Van khí nén có nhiệm vụ điều khiển dòng khí trong hệ thống sản xuất khí. Đồng thời van khí nén còn điều tiết lưu lượng khí trong các thiết bị và hệ thống. Ví dụ khi bình chứa khí đầy thì van sẽ đóng lại. Mỗi hệ thống khí nén sẽ số lượng van khác nhau tùy vị trí. Van khí nén được chia thành 3 loại chính, bao gồm: van cơ, van điện từ và van khí.

Xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén

Xi kanh khí nén còn được gọi là ben khí nén. Chúng dùng để chuyển hóa nguồn năng lượng khí nén thành 1 dạng năng lượng khác gọi là động năng. Động năng này sẽ giúp thực hiện các thao tác vận hành, ép, xoay, nén, nghiền. Ben khí nén gồm có: ty, nòng, thân, vỏ xi lanh, lỗ khí vào, ra, cảm biến xi lanh, phốt làm kín…

Nguyên lý hoạt động của xi lanh khí nén như sau: Khi có khí nén được chuyền vào xi lanh, khí được chuyển tới nòng, chiếm không gian bên trong xi lanh. Trong nòng xi lanh, ty sẽ chuyển động, truyền động năng ra bên ngoài.

Có nhiều kiểu xi lanh khí nén khác nhau. Ví dụ như: xi lanh tròn, xi lanh khí nén vuông, xi lanh to, nhỏ, xi lanh compact, xi lanh khí nén compact dẹp, xi lanh kẹp,…

Bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén

Bộ lọc nén khí có công dụng lọc và ngăn chặn các chất gây ô nhiễm nguồn khí. Chúng giúp tách nước, tách bụi, lọc dầu và lọc chất bẩn khỏi khí nén. Từ đó giúp hệ thống khí nén hoạt động ổn định và tăng tuổi thọ.

Bộ lọc khí nén thường có 3 bộ phận chính: bộ phận lọc nước, chỉnh áp, bình dầu. Tùy vào quy mô, kiểu máy mà bộ lọc khí nén sẽ có thiết kế khác nhau.

Xem thêm: Vai trò và ứng dụng của khí Oxy trong đời sống hàng ngày

Các phụ kiện khí nén khác

Ngoài những thiết bị khí nén kể trên, để sử dụng khí nén, bạn còn cần có một số phụ kiện. Ví dụ: Đồng hồ đo áp suất khí nén, ống dẫn khí nén, co, cút, đầu nối nhanh, phụ kiện cho van khí, phụ kiện cho xi lanh,…

Phụ kiện khí nén

Phụ kiện khí nén

Ứng dụng của thiết bị khí nén

Khí nén và các dụng cụ sử dụng nguồn năng lượng này có tính ứng dụng rất cao. Chúng được dùng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, như xây dựng, sửa chữa, sản xuất, y tế,…

  • Trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa: Các dụng cụ khí nén như: súng bắn ốc dùng hơi, máy đục bê tông khí nén, máy mài hơi,… được ứng dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, sửa chữa máy móc, hay xe ô tô, xe máy.
  • Trong công nghiệp khai khoáng: Xi lanh, van khí nén, bình tích áp… được dùng trong các máy nâng hạ, các máy móc tự động hóa khoan, đào… Chúng được ứng dụng nhiều trong các môi trường thiếu khí, độc hại.
  • Trong công nghiệp chế tạo: Khí nén và dụng cụ khí nén dùng để chạy xe vận chuyển, dùng trong các lò hơi công nghiệp, lò sấy, lò đốt…
  • Trong chế biến thực phẩm: Khí nén được dùng trong quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, sấy khô thức ăn, sục khí trong bia, ép chân không đóng gói…
  • Trong y tế, nha khoa: Khí nén được ứng dụng nhiều trong ngành y tế, đặc biệt là lĩnh vực nha khoa. Ví dụ như: Khử trùng thiết bị y tế, cung cấp oxy, chữa răng,…

Bài viết đã gửi đến bạn những thông tin về thiết bị khí nén. Hy vọng kiến thức này hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về bài viết, vui lòng liên hệ Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335 để được giải đáp nhé!