Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy đục bê tông

16/06/2022 199

Trong xây dựng, sửa chữa chắc chắn sẽ cần máy đục bê tông cũng thường xuyên được dùng để phục vụ công việc tốt nhất. Vậy, bạn có biết máy đục bê tông là gì, nguyên lý máy đục bê tông được hoạt động như thế nào? Thiết bị chuyên dụng sẽ mang đến cho bạn câu trả lời ngay dưới đây.

Máy đục bê tông là gì?

Khi tìm hiểu về máy đục bê tông là gì, hay máy đục bê tông tiếng anh là gì bạn sẽ có thấy có nhiều đáp án khác nhau dành cho bạn. Tuy nhiên, câu trả lời chung nhất chính là:

Máy đục bê tông (tên tiếng anh là Concrete breaker) được biết đến là công cụ, thiết bị hoạt động mạnh có tác dụng phá vỡ những bức tường, thiết kế được làm từ bê tông. Máy được đánh giá có khả năng đục phá tốt nhất nhờ sở hữu lực đập và tốc độ đập cao, đưa mũi đục xuyên qua những vật cản bằng bê tông mà không mất nhiều công sức của người lao động.

Máy đục bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Máy đục bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Hiện nay, các dòng máy đục bê tông có rất nhiều công suất khác nhau được sản xuất từ nhiều hãng uy tín, được đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao. Bạn có thể tham khảo một số hãng như: Bosch, Makita, Dewalt,…

Đây đều là những hãng cung cấp đa dạng dụng cụ cầm tay như máy khoan tay, máy cắt, máy siết bu lông,… Một số dòng máy đục bê tông chất lượng đang được dùng nhiều hiện nay như:

Tương tự như máy khoan, nguyên lý máy đục bê tông cũng hoạt động rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo nguyên lý hoạt động để hiểu được cách máy vận hành và đục phá bê tông như thế nào.

Xem thêm: Mua máy đục bê tông Trung Quốc loại nào tốt

Cấu tạo của máy đục bê tông

Để hiểu thêm dòng máy đục bê tông, bạn chắc chắn sẽ cần biết đến cấu tạo máy bao gồm những bộ phận nào. Nhìn chung, máy đục bê tông cũng có các bộ phận tương đồng với máy khoan búa.

Cấu tạo của máy khoan đục bê tông

Cấu tạo của máy khoan đục bê tông

Dưới đây là những bộ phận của máy đục bê tông:

1. Thân máy
2. Bộ chổi than
3. Rô to động cơ khoan ( Phần chuyển động )
4. Stato động cơ ( phần đứng yên)
5. Quạt gió.
6. Phần truyền chuyển động trung gian( Bao gồm cơ cấu tạo lực búa búa) .
7. Phần truyền động trục khoan
8. Bộ bánh răng trục khoan
9. Vòng bi trục.
10. Đầu kẹp mũi khoan.

Xem thêm: Cách sử dụng máy đục bê tông đúng cách đảm bảo an toàn

Nguyên lý máy đục bê tông

au khi bạn khởi động máy, nguồn điện được cấp đến bộ phận chổi than để khiến cho động cơ của máy bắt đầu quay. Khi đó, momen xoắn và động thực hiện truyền chuyển động đến bộ phận trục trung gian để làm hai nhiệm vụ:

  • Tạo lực xoắn truyền chuyển động quay lên trục khoan của máy bằng bộ bánh răng.
  • Tạo lực xung của búa máy.


Máy đục bê tông hoạt động ổn định

Máy đục bê tông hoạt động ổn định

Khi đó, máy đục sẽ bắt đầu vừa quay và vừa tạo ra lực gõ vào trục khoan để tác động lên mũi đục giúp mũi quay và đục vào bên trong bê tông. Bạn cần lưu ý, với mỗi máy đục bê tông sẽ có công suất, tốc độ đập khác nhau tùy thuộc vào thông số kỹ thuật của từng thiết bị.

Những thông số kỹ thuật cần biết của máy đục bê tông

Trước khi quyết định chọn sử dụng máy đục bê tông, bạn cần chú ý một số thông số kỹ thuật của máy để đảm bảo máy đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

Công suất máy

Bất cứ khi chọn mua thiết bị máy khoan bê tông hay máy đục bê tông, bạn đều cần phải chú trọng đến công suất của máy. Công suất máy thể hiện khả năng làm việc của thiết bị yếu hay mạnh.

Máy đục có công suất càng lớn thì khả năng đục phá càng tốt, máy có thể thực hiện đục phá được những mảng bê tông lớn và dày. Trong khi đó, các loại máy đục có công suất nhỏ sẽ tường đục được các tường bê tông mỏng, dùng trong quy mô dân dụng.

Lựa chọn máy đục bê tông có công suất phù hợp

Lựa chọn máy đục bê tông có công suất phù hợp

Lực đập của máy

Tương tự như công suất, lực đập của máy đục bê tông cũng thể hiện khả năng làm việc của thiết bị. Nếu bạn thường xuyên dùng máy cho các công việc chuyên nghiệp, đục bê tông với tần suất lớn, bê tông cứng và dày nên chọn máy có lực đập lớn.

Ngược lại, nếu bạn dùng trong xây dựng gia đình, dân dụng có thể chọn các loại máy có lực đập nhỏ hoặc trung bình. Điều này vừa mang đến việc sử dụng máy hợp lý, tiết kiệm năng lượng và chi phí đầu tư.

Đường kính đục khoan

Đường kính đục cũng là một yếu tố trong thông số kỹ thuật cần được quan tâm. Đường kính đục cho thấy máy có thể đục mũi khoan có đường kính bao nhiêu và kích thước từng mũi đục trên bê tông. Thông thường, các máy khoan đều có đường kính mũi đục cao từ khoảng 35mm trở lên.

Những chia sẻ về máy đục bê tông, nguyên lý đục bê tông hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu biết về dòng máy cầm tay lớn này. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn và sử dụng máy đục bê tông nhanh và thuận tiện.