Hướng dẫn cách đọc tụ điện, tụ gốm đơn giản dễ hiểu

22/03/2023 939

Tụ điện được biết là linh kiện điện tử quan trọng trong mạch điện tử. Tụ điện được ký hiệu bởi rất nhiều mã khác nhau thể hiện thông số về giá trị điện dung. Chính vì vậy, bạn sẽ cần biết đến cách đọc tụ điện để nắm bắt được thông số của thiết bị.

Cách đọc tụ điện lớn

Hiện nay, tụ điện có hai loại chính là tụ điện lớn và tụ điện nhỏ. Đầu tiên, bạn hãy cùng Thongtikythuat.com tìm hiểu cách đọc giá trị tụ điện của loại lớn nhé!

Đọc giá trị tụ điện lớn dựa vào ký hiệu và đơn vị trên tụ

Đọc giá trị tụ điện lớn dựa vào ký hiệu và đơn vị trên tụ

Đọc giá trị tụ điện sẽ dựa vào ký hiệu trên tụ điện. Ký hiệu trên tụ điện sẽ bao gồm con số và đơn vị đo lường.

Xem thêm: Tụ điện là gì? Đơn vị, Cấu tạo và Ứng dụng của tụ điện

Hướng dẫn đọc đơn vị đo lường

Đơn vị của tụ điện là Farad (ký hiệu F). Ngoài ra, đối với giá trị điện dung nhỏ hơn sẽ được ký hiệu là MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF). Cách quy đổi như sau:

  • 1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F
  • 1 µ Fara = 1.000 n Fara
  • 1 n Fara = 1.000 p Fara

Công thức quy đổi khác

  • 1 µF, uF (microfarad) = 10^-6 farad.
  • 1 mF (millifarads) = 10^-3 farad.
  • 1 nF ( nanofarad) = 10^-9 farad.
  • 1 pF, mmF hoặc uuF = 1 picofarad = 10^-12 farad.

Cách đọc trị số của tụ điện

Cách đọc tụ điện cũng chính là đọc giá trị điện dung được ghi trên tụ. Hiện nay, đa số các tụ điện sẽ đều có ký hiệu giá trị trên mặt.

Những loại tụ điện lớn sẽ ký hiệu là Farrad, tụ nhỏ sẽ ghi là MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF). Khi đọc tụ điện bạn lưu ý.

Đọc điện dung trên tụ điện

Đọc điện dung trên tụ điện

Bạn không cần quan tâm đến hững chữ cái viết hoa ở đơn vị. Ví dụ: “MF” sẽ là ký hiệu của millifarad “mf”, dây không phải là megafarad, dù chữ cái viết tắt của SI.

Một ví dụ khác, chữ “fd” cũng được dùng để ký hiệu farad. Tương tự như “mmfd” cũng tương ứng với “mmf”.

Bạn cần chú ý với những ký hiệu có 1 chữ cái như “564m” sẽ được dùng cho các loại tụ điện nhỏ.

Đọc giá trị tụ điện với dung sai

Tụ điện sẽ thường được ghi giá trị dung sai hay giá trị dự kiến của điện dung với giá trị được ghi. Ví dụ trên tụ được ghi là 6000uF +50%/-70% sẽ có nghĩa tụ này có điện dung cao tới 6000uF + (6000 * 0.5) = 9000uF, hoặc thấp tới 6000 uF – (6000uF * 0.7) = 1800uF.

Kiểm tra giá trị điện áp của tụ

Khi đọc trị số tụ điện, bạn cũng sẽ thấy giá trị điện áp được ghi trên linh kiện. Khi đó, cách đọc giá trị tụ điện có điện áp cũng rất đơn giản.

Tụ điện dùng cho mạch điện xoay chiều

Tụ điện dùng cho mạch điện xoay chiều

Bạn chỉ cần quan sát trên tụ có đơn vị điện áp được ký hiệu như V, VDC, VDCW, WV. Đây sẽ là loại điện áp tối đa mà tụ có thể hoạt động được. Trong đó:

  • 1 kV = 1.000 vôn.
  • 2E = 250 vôn.

Nếu tụ không có giá trị điện áp, bạn chỉ cần dùng với những mạch điện áp thấp.

Với các tụ dùng cho mạch xoay chiều sẽ có ký hiệu là VAC. Bạn sẽ không nên dùng loại tụ 1 chiều nếu không có kiến thức về cách chuyển đổi điệp áp. Khi đó, iệc dùng tụ điện xoay chiều sẽ an toàn nhất cho mạch xoay chiều.

Cách đọc tụ điện với dấu “+” hoặc “-”

Thêm một cách đọc thông số tụ điện khi ở chân có ký hiệu dấu +, -. Đây là ký hiệu phân cực của tụ điện.

Khi đó, bạn chỉ cần kết nối chân “=” của tụ với đầu dương của mạch, tương tự với chân “-”.

Xem thêm: Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết A-Z

Cách đọc tụ điện nhỏ

Ngoài việc tìm hiểu cách đọc giá trị tụ điện lớn, bạn cũng cần biết cách đọc chỉ số tụ điện nhỏ. Nguyên nhân bởi tụ điện nhỏ sẽ khó đọc hơn do kích thước bé nên sẽ không ký hiệu đầy đủ các giá trị của tụ. Do vậy, bạn cần chú ý đọc trị số tụ điện nhỏ đúng cách.

Ghi hai chữ số đầu tiên của giá trị điện dung

Giá trị tụ điện nhỏ được ghi theo mã tiêu chuẩn EIA. Đầu tiên, bạn cần ghi lại hai chữ số đầu tiên, tiếp đo vạn sẽ dựa theo đoạn mã tiếp theo để đọc điện dung.

  • Nếu mã bắt đầu bằng hai chữ số và 1 chữ cái thì hai chữ số chính là giá trị điện dung của tụ điện. Bạn bỏ qua để tìm đơn vị.
  • Nếu trong hai ký tự đầu có 1 chữ cái, bạn chỉ cần bỏ qua và xuống hệ thống chữ cái.
  • Trong ba ký tự đầu tiên là số sẽ thực hiện bước tiếp theo.
Đọc tụ điện nhỏ bắt đầu với hai chữ số đầu tiên

Đọc tụ điện nhỏ bắt đầu với hai chữ số đầu tiên

Dùng chữ số thứ ba để làm số lũy thừa của 10

Bạn có thể thực hiện tính giá trị điện dung với ba chứ số như sau:

  • Chữ số thứ 3 là từ 0 – 6: Số bao nhiêu thì thêm bấy nhiêu chữ số 0 vào 2 số đầu. Ví dụ: 253 => 25 x 10^3 = 25.000.
  • Chữ số thứ ba là 8: bạn nhân với 0,01. Ví dụ: 278 => 27 x 0,01 = 0,27.
  • Nếu chữ số thứ ba là 9: nhân với 0,1. ( VD: 209 => 20 x 0,1 = 2,0).

Hướng dẫn cách tính mã điện dung có 3 chữ số

Đầu tiên, bạn sẽ cần biết được đơn vị điện dung để đọc tụ. Các tụ điện nhỏ như gốm, phim… sẽ thường có đơn vị là picofarad (pF). Trong đó: 1 pF = 10^-12 farad. 

Cách tính mã điện dung có ba chữ số

Cách tính mã điện dung có ba chữ số

Các tụ điện lớn hơn như loại điện phân nhôm hình trụ hoặc hai lớp thường dùng đơn vị sẽ là là microfara (uF hoặc µF). Trong đó: 1 uF= 10^-6 farad.

Tụ điện có thể có một đơn vị sau nó như chữ p (picofarad), n (nanofarad), hoặc u (microfarad).

Đọc mã có chứa chữ cái

Với trường hợp mã tụ điện có chữ cái là một trong hai ký tự đầu sẽ có 3 khả năng xảy ra.

  • Khi là chữ R: Đây là chữ cái để thay thế dấu thập phân với điện dung trong pF. Ví dụ: mã 5R1 sẽ có nghĩa là 5.1pF.
  • Khi là các chữ như u, n hoặc p: sẽ là đơn vị điện dung thay thế cho dấu thập phân. Ví dụ:  n51 là 0,51 nF; 6u2 là 6,2 uF.
  • Với mã ghi “1A53”: sẽ là ký hiệu của 2 mã: 1A là điện áp, 253 là điện dung.

Cách đọc tụ điện gốm

Cách đọc trị số điện dung của tụ gốm

Cách đọc trị số điện dung của tụ gốm rất đơn giản với hai chân. Tụ gốm thường có ký hiệu 3 chữ số và 1 chữ cái. Trong đó, chữ cái có nghĩa là dung sai của tụ điện để xác định được khoảng giá trị điện dung của tụ.

Cách đọc tụ điện gốm

Cách đọc tụ điện gốm

Cách đọc tụ điện gốm như sau:

  • B = ± 0,1 pF.
  • C = ± 0,25 pF.
  • D = ± 0,5 pF cho các tụ điện dưới 10 pF, hoặc ± 0,5% cho các tụ điện trên 10 pF.
  • F = ± 1 pF hoặc ± 1%
  • G = ± 2 pF hoặc ± 2%
  • J = ± 5%.
  • K = ± 10%.
  • M = ± 20%.
  • Z = + 80% / -20%

Trong trường hợp không có dung sai là chữ cái được ghi trên tụ thì đây có thể là trường hợp xấu nhất.

Đây cũng là cách đọc trị số tụ điện dán, cách đọc trị số điện trở tụ điện cuộn cảm. Bạn có thể thực hiện tương tự.

Hướng dẫn đọc dung sai theo số – chữ cái – số

Đối với những tụ điện được ghi theo dạng số – chữ cái – số. Bạn có thể tham khảo cách đọc số liệu tụ điện như sau:

  • Ký hiệu đầu tiên: thể hiện nhiệt độ tối thiểu. Trong đó, Z = 10ºC, Y = -30ºC, X = -55ºC.
  • Ký hiệu thứ hai: thể hiện nhiệt độ tối đa. Trong đó, 2 = 45ºC, 4 = 65ºC, 5 = 85ºC, 6=105ºC, 7 = 125ºC.
  • Ký hiệu thứ ba: có nghĩa điện tích dung trong phạm vị nhiệt độ. Khoảng dao động chính xác từ A = ± 1.0%, đến độ chính xác thấp nhất của tụ là  V = +22.0% / – 82%. R là một trong những ký hiệu phổ biến với R= ± 15%.

Mã điện áp phổ biến trên các tụ

Bạn có thể tham khảo những mã phổ biến về điện áp tối đa được ghi trên các tụ điện một chiều.

  • 0J = 6.3V
  • 1A = 10V
  • 1C = 16V
  • 1E = 25V
  • 1H = 50V
  • 2A = 100V
  • 2D = 200V
  • 2E = 250V
Các loại tụ điện phổ biến

Các loại tụ điện phổ biến

Đối với các mã điện áp ít phổ biến hơn, bạn hãy nhìn vào chữ số đầu tiên. Ta có:

  • 0: gồm các giá trị nhỏ hơn 10.
  • 1: gồm các giá trị từ 10 đến 99.
  • 2: gồm các giá trị từ 100 đến 999

Việc đọc giá trị của tụ điện sẽ giúp bạn so sánh được với điện dung thực tế. Điện dung thực thế có thể đo được bằng các loại thiết bị chuyên dụng như đồng hồ đo điện vạn năng hay ampe kìm.

Trong đó, đồng hồ vạn năng được đánh giá có khả năng đo chính xác, nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo những thiết bị chất lượng đến từ các hãng uy tín như Hioki, Kyoritsu.

Đây đều là những thiết bị có khả năng đo tụ được dùng phổ biến. Một số sản phẩm bán chạy: Hioki 3280-10F, Hioki 3288, Kyoritsu 2002PA

Trên đây là những hướng dẫn cách đọc tụ điện rất đơn giản dễ thực hiện. Từ đó, bạn có thể xác định được giá trị của tụ trong quá trình kiểm tra và sửa chữa.