Hướng dẫn cách sơn tường cũ đơn giản mà tiết kiệm
22/11/2021 363
Bạn đang muốn sơn lại nhà để tân trang cho ngôi nhà của mình để khiến nó trở lên sáng sủa và mới mẻ hơn? Thế nhưng bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu và quy trình sơn như thế nào. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để được hướng dẫn cách sơn tường cũ vô cùng đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí.
Khi nào nên sơn tường cũ?
Sơn nhà sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị xuống cấp và mất đi vẻ đẹp ban đầu. Vậy khi nào thì nên sơn lại tường cũ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là một số tình trạng tường mà bạn nên sơn lại:
- Bề mặt tường bị bong tróc, loang lổ, ố vàng và ngấm nước, bạn phải dùng nhiều phương pháp để có thể chống thấm.
- Sau một thời gian sử dụng, tường nhà sẽ bị cũ và bẩn. Nhiều gia đình có trẻ em thường sẽ có những vết vẽ nghịch của trẻ gây mất thẩm mỹ.
- Tường cũ bị rêu mốc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Bạn đã chán màu sơn cũ và muốn thay màu áo mới cho ngôi nhà trở lên lạ mắt và đẹp hơn.
Đó là những lý do chính mà bạn nên sơn lại tường cũ. Một ngôi nhà sạch sẽ và đẹp sẽ khiến cho tâm trạng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng tốt hơn.
Cách sơn tường cũ
Sơn lại tường nghe có vẻ là một công việc khá phức tạp và yêu cầu có tay nghề. Thế nhưng với hướng dẫn cách sơn tường cũ đơn giản sau đây chắc hẳn ai cũng sẽ tự tân trang lại được màu áo cho ngôi nhà của mình. Sơn tường cũ sẽ trải qua 2 giai đoạn chính, đó là: giai đoạn chuẩn bị dụng cụ và giải đoạn sơn tường. Cùng đi vào chi tiết xem từng giai đoạn sẽ thực hiện những công việc như thế nào nhé.
Chuẩn bị dụng cụ
Giai đoạn chuẩn bị trước khi sơn tường cũng rất quan trọng để đảm bảo quá trình sơn diễn ra thuận tiện và đạt hiệu quả tốt nhất. Những dụng cụ cần chuẩn bị trước khi sơn đó là: giấy nhám, băng dính, dụng cụ để che chắn, dụng cụ để cạo sơn, khăn, cọ quét và con lăn sơn…. Đương nhiên không thể thiếu một thứ vô cùng quan trọng đó là sơn màu, sơn lót.
Cách tự sơn tường cũ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ thì việc của bạn lúc này là bắt tay ngay vào việc sơn tường thôi. Quy trình sơn tường cũ sẽ trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xử lý những vết sơn tường cũ
Giai đoạn xử lý vết sơn tường cũ trước khi sơn là vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến độ bám dính và bền đẹp của sơn. Do đó bạn cần phải làm thật kỹ và tỉ mỉ ở bước này.
Nếu như các vết sơn nhà còn vữa thì bạn cần phải cạo ra và trát lại. Nếu như vết sơn cũ có độ bám dính kém thì bạn cần phải loại bỏ hết lớp sơn cũ bằng bàn chải sắt hoặc cây sủi sau đó mới vệ sinh bề mặt, trét bột và tiến hành sơn. Còn nếu như lớp sơn cũ vẫn có khả năng bám dính tốt thì bạn chỉ cần vệ sinh lại bề mặt sơn rồi tiến hành sơn.
Để xác định được lớp sơn cũ có khả năng bám dính tốt hay không thì bạn lấy băng keo dán lên tường rồi bóc ra. Nếu như lớp sơn cũ bị tróc nhiều thì chứng tỏ lớp sơn cũ có khả năng bám dính kém. Còn nếu tróc ít hoặc không tróc thì độ bám dính của sơn vẫn còn rất tốt, khi đó bạn không cần phải xả lớp sơn cũ nữa.
Nếu như lớp sơn màu cũ quá khác biệt so với màu sơn mới hoặc đã xuống cấp thì bạn nên dùng một lớp sơn trắng quét lên trước rồi mới sơn màu mới để đảm bảo sơn lên màu chuẩn nhất. Nếu lớp sơn màu cũ cùng màu hoặc gần giống sơn mới thì bạn có thể tiến hành sơn trực tiếp lên màu cũ.
Bước 2: Tiến hành sơn lót và sơn màu
Sau khi đã xử lý xong những vết sơn tường cũ thì bạn tiến hành sơn bề mặt trước rồi đến sơn lót và sơn màu.
Thi công sơn lót cho tường: lớp sơn lót sẽ giúp chống ẩm, chống nước và ngăn kiềm hiệu quả. Tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn có thể sơn 1-2 lớp. Nhiều người cho rằng bước sơn lót này có thể bỏ qua vì có nó hay không thì sơn vẫn lên đúng màu.
Tuy nhiên, xét về lâu dài việc không sử dụng sơn lót sẽ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của tường. Không sử dụng sơn lót sẽ khiến màu không đồng đều, tốn sơn phủ và sẽ làm chi phí sửa tường bị tăng cao.
Thi công sơn màu cho tường: khi sơn màu thì bạn nên sơn tối thiểu 2 lớp sơn. Bởi 1 lớp sơn sẽ không thể che phủ được hết lớp sơn lót, lớp sơn sẽ không đều màu và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên lưu ý sơn lớp 1 xong đợi cho nó khô rồi mới tiến hành sơn lớp thứ 2. Thời gian để khô 1 lớp sơn sẽ mất khoảng từ 2-3 giờ.
Lưu ý khi sơn tường cũ
Phần trên là hướng dẫn chi tiết cách sơn tường cũ mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy rằng cách sơn cũng không quá phức tạp, thế nhưng khi sơn tường cũ bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Kiểm tra thời tiết trước khi sơn: sơn nhà yêu cầu về nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí cần phù hợp với tiêu chuẩn để cho lớp sơn được lên màu đẹp hơn và đảm bảo được độ bền đẹp và khả năng chống thấm an toàn.
- Điều kiện chuẩn để sơn nhà là: nhiệt độ môi trường < 50, nhiệt độ không khí < 80, độ ẩm bề mặt < 80.
- Tuyệt đối không nên sơn tường khi trời mưa, không khí quá bụi và có gió mạnh vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn tường.
- Sau khi sơn nếu như gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa, bụi, gió thì cần che chắn tường kỹ càng để đảm bảo trong thời gian chờ sơn tường khô không có tác động xấu từ môi trường bên ngoài để lớp sơn được lên màu đẹp hơn.
- Nắm được kiến thức về tỷ lệ pha trộn sơn, chủng loại, thành phần, dung môi pha trộn…
- Khi sơn xong hãy dùng bóng đèn soi vào để quan sát xem lớp sơn đã đều màu chưa. Nếu như sơn đã đều mà và không để lại vết xước thì việc sơn tường đã đạt.
Như vậy trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách sơn tường cũ chi tiết và một vài lưu ý khi sơn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn có được một ngôi nhà với diện mạo hoàn toàn mới và đẹp hơn mà không tốn chi phí thuê nhân công bên ngoài.