Khúc xạ kế đo độ mặn và những điều cần biết
31/03/2022 1050
Khúc xạ kế đo độ mặn là máy kiểm tra nước được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về khúc xạ kế này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thongtinkythuat.com nhé.
Ứng dụng của khúc xạ kế đo độ mặn
Khúc xạ kế đo độ mặn được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động. Cụ thể:
- Công nghiệp sản xuất muối: Thiết bị sẽ giúp người dùng xác định độ mặn của nước biển, đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn cho nguyên liệu, mục đích là để phục vụ quá trình sản xuất muối đạt được hiệu quả cao nhất.
- Công nghiệp sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm: Thiết bị được dùng để kiểm tra và đảm bảo chất lượng các sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng của khâu chế biến và sản xuất.
- Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản: Dùng để xác định, theo dõi và kiểm soát độ mặn của nước tưới tiêu cho cây trồng trong ngành nông nghiệp. Đối với nuôi trồng thủy sản, máy dùng đảm bảo điều kiện môi trường sống của các loại cây trồng và các loài sinh vật thủy sinh.
Có những loại khúc xạ kế đo độ mặn nào?
Khúc xạ kế đo độ mặn là thiết bị được sáng chế nhằm mục đích đo độ mặn của các dung dịch, chất lỏng mà người dùng lựa chọn để kiểm tra. Thị trường hiện phổ biến hai loại khúc xạ kế đo độ mặn là khúc xạ kế đo độ mặn dạng quang năng và khúc xạ kế dạng kỹ thuật số.
Khúc xạ kế đo độ mặn dạng quang năng là khúc xạ kế cơ, không dùng pin và không tiêu thụ điện năng. Khúc xạ kế đo độ mặn dạng kỹ thuật số là khúc xạ kế điện tử với nhiều chức năng tự động hóa tiên tiến, cho kết quả đo chính xác dưới dạng hiển thị LCD.
Cấu tạo của hai loại khúc xạ kế đo độ mặn
Khúc xạ kế đo độ mặn quang năng
Khúc xạ kế dạng này có cấu tạo đơn giản với các bộ phận chính như sau:
- Tấm chắn sáng: Đậy kín lăng kính để có thể tiến hành phân tích mẫu dung dịch được chọn.
- Lăng kính: Bộ phận chứa mẫu dung dịch cần kiểm tra, đồng thời đón sáng để phân tích mẫu dung dịch.
- Vít hiệu chuẩn: Là bộ phận giúp hiệu chuẩn máy.
- Bộ phận chỉnh tiêu cự: Được sử dụng để điều chỉnh tiêu cự đo mà mình muốn áp dụng với mẫu dung dịch
- Thang đo độ mặn: Có chia vạch và đánh số để thể hiện kết quả sau khi đã tiến hành kiểm tra xong mẫu dung dịch.
- Thị kính: Là bộ phận hỗ trợ người dùng quan sát kết quả đo một cách chính xác.
Khúc xạ kế đo độ mặn kỹ thuật số
Cấu tạo khúc xạ kế đo độ mặn kỹ thuật số sẽ có các bộ phận sau:
- Phần vỏ: Đóng vai trò bao bọc và bảo vệ các bộ phận bên trong. Ngoài ra, chúng cũng góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho thiết bị.
- Khoang chứa mẫu: Là bộ phận chứa mẫu dung dịch cần được kiểm tra. Nhưng nếu là khúc xạ kế đo độ mặn sử dụng điện cực để tiến hành đo lường thì sẽ không được trang bị khoang chứa mẫu mà sẽ là điện cực. Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với mẫu và thực hiện vai trò đo lường.
- Các phím chức năng đóng vai trò vận hành, điều khiển khúc xạ kế
- Màn hình LCD: Hiển thị các thông số cài đặt, các thông tin thiết lập máy đo độ mặn và thông báo kết quả đo.
- Bộ vi mạch: Tiếp nhận và xử lý thông tin từ người dùng hoặc từ mẫu vật, sau đó mã hóa thành các thông số cụ thể rồi hiển thị, thông báo cho người dùng.
Những lưu ý khi sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn
Quá trình sử dụng khúc xạ kế đo độ mặn bạn nên chú ý những điều sau:
- Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Khi nhỏ dung dịch lên tấm kính phải nhỏ sao cho nước phủ đều lăng kính.
- Sau khi đo lường xong, dùng giấy thấm mềm hoặc vải mềm lau khô lăng kính.
- Không làm ướt máy, không ngâm máy trong dung dịch vì sẽ làm hỏng máy.
- Bạn cũng không cần hiệu chuẩn khúc xạ kế khi chưa cần thiết vì khúc xạ kế đã được hiệu chuẩn tại nơi sản xuất.
- Luôn bảo quản khúc xạ kế trong hộp và đặt tại nơi khô thoáng, tránh ẩm thấp hoặc nắng gắt.
Trên đây là các thông tin quan trọng xoay quanh khúc xạ kế đo độ mặn mà bất kỳ người dùng nào cũng nên biết. Hãy theo dõi website để thường xuyên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực nhé.