Hạn mặn là gì? Xử lý hạn mặn như thế nào?
15/04/2022 1173
Tình trạng hạn mặn tại nước ta hiện đang diễn ra hết sức phức tạp. Nếu không xử lý kịp thời thì hậu quả của nó rất lớn, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Vậy hạn mặn là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống? Hãy tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau của thongtinkythuat.com nhé!
Hạn mặn là gì?
Hạn mặn là việc dòng chảy của nước biển đi lẫn vào các tầng chứa nước ngọt của nước ngầm gần bờ biển. Hạn mặn xảy ra khi nước dâng do bão hoặc triều cường tràn vào các khu vực thấp so với mực nước biển. Khi nước ngầm được bơm từ các tầng chứa nước có liên kết thủy lực với biển, nước mặn có thể di chuyển vào giếng, làm cho giếng nước ngọt không sử dụng được gây nên hạn mặn.
Hầu hết người dân các vùng ven biển tại Việt Nam, đặc biệt là miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long, đều dựa vào nguồn nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho các mục đích sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Khi dân số tiếp tục tăng, nguồn cung nước ngọt liên tục bị cạn kiệt. Kéo theo các vấn đề như xâm nhập mặn, làm tăng tầm quan trọng của việc giám sát, quản lý và bảo tồn nước ngầm.
Xem thêm:
- Đất phèn và đất mặn là gì? Nguyên nhân hình thành đất phèn, đất mặn
- Đất phèn trồng cây gì cho năng suất phát triển vượt trội?
Nguyên nhân hạn mặn là gì?
Hạn mặn do xảy ra do thiên nhiên
Sự xâm nhập của nước mặn vào các tầng chứa nước ngọt chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Dao động thủy triều, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao,… Trong thời gian dài, các tầng đá hữu cơ ven biển xuất hiện sự đứt gãy địa chất. Do đó đã làm thay đổi tốc độ bốc hơi và khả năng nạp lại của các tầng nước ngầm.
Hạn mặn do tác động của con người
- Khả năng nạp lại của tầng nước ngầm bị giảm ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao. Việc xây dựng các đập thuỷ điện, kênh thoát nước khiến cho các tầng chứa nước ngọt bị thất thoát, cạn kiệt.
- Ảnh hưởng của các quá trình hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học khiến cho nguồn nước và đất bị ô nhiễm.
Chính thực trạng trên khiến cho hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây dễ xảy ra.
Hậu quả của hạn mặn là gì?
- Hạn mặn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Khiến hàng chục nghìn hécta lúa, hoa màu, canh tác thuỷ hải sản, cây ăn trái bị thiệt hại.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ do không có nước ngọt để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt. Nước muối có tính ăn mòn cao, gây nên các bệnh ngoài da: viêm da, dị ứng, lở loét,…
Cách khắc phục tình trạng hạn mặn
Điều chỉnh lịch thời vụ để chống hạn mặn
Hạn mặn thường kéo dài từ tháng 12 – tháng 5, đỉnh điểm sẽ rơi vào tháng 2, 3, 4. Vì vậy người dân cần linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Đa dạng hóa và phát triển những giống cây có khả năng thích ứng với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn.
Củng cố hệ thống đê bao
Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc theo biển, sông lớn. Xây dựng các công trình ngăn mặn tại các điểm trọng yếu của vùng chuyên canh cây ăn trái của khu vực cho chắc chắn để tránh nước xâm nhập vào trong những tháng nước mặn.
Dự trữ nước ngọt
Chủ động tích trữ, tạo nguồn cung cấp nước ngọt đầy đủ. Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống dân sinh. Người dân có thể dự trữ nước ngọt trong mương, kênh, ao,… như các hồ tạm tích trữ nước ngọt. Hoặc có thể trữ nước trong túi nilon dày và đặt dưới gốc cây để tưới cho cây trồng trong những tháng nước mặn.
Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
Nâng cấp độ che phủ rừng, tăng diện tích cho nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn.
Có thể thấy, việc xử lý hạn mặn đang trở thành một vấn đề cực kỳ cấp thiết. Cần đầu tư hạ tầng, trang thiết bị giám sát độ mặn và xâm nhập mặn. Chủ động triển khai những biện pháp ứng phó phù hợp với từng giai đoạn, nhất là khi thời tiết diễn biến cực đoan. Hy vọng qua bài viết trên đây người đọc đã có cái nhìn tổng quát về hạn mặn và cách phòng chống, xử lý tình trạng này. Hãy theo dõi thongtinkythuat.com để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!