Nguyên nhân và cách chống nồm nền nhà hiệu quả
18/01/2022 495
Hiện tượng nồm ẩm nền nhà khiến cho nền nhà luôn ướt, dớp dính tạo cảm giác khó chịu và còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng nào? Theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp và nắm được một số cách chống nồm nền nhà hiệu quả trong mùa ẩm ướt nhé.
Nguyên nhân của nhà bị nồm
Hiện tượng nồm ẩm nền nhà không thường xuyên xảy ra mà nó thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Khi mà khí hậu và nhiệt độ thay đổi đột ngột, thường xảy ra chủ yếu ở miền Bắc nước ta. Hiện tượng này thường xảy ra vào những ngày cuối Đông và đầu Xuân, khi mà thời tiết dần chuyển từ lạnh sang ấm nóng. Sự chuyển biến càng nhanh thì hiện tượng nồm sẽ diễn ra càng nhanh và mạnh.
Nguyên nhân là do thời tiết khô kéo dài khiến cho nhiệt độ của nền nhà thấp. Sau đó gió biển mang theo hơi ẩm thổi từ biển vào gặp không khí ấm sẽ ngưng tụ thành sương.
Dẫn tới nhiệt độ mặt sàn bị thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ của điểm sương ở trong không khí tiếp xúc với nó. Từ đó dẫn đến nền nhà và cả tưởng nhà luôn luôn ẩm ướt, hay còn gọi đó là hiện tượng “nền nhà đổ mồ hôi”.
Bên cạnh đó đồ dùng sinh hoạt ở trong nhà cũng bị tác động xấu bởi hiện tượng này khiến cho việc sinh hoạt của gia đình khó khăn và tạo cảm giác khó chịu cho mọi người. Đặc biệt, hiện tượng nồm ẩm còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật sinh sôi nảy nở, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Một số bệnh điển hình như: bệnh về đường hô hấp hoặc da liễu.
Nguyên tắc chống nồm nền nhà
Để chống nồm nền nhà hiệu quả thì bạn có thể áp dụng theo 2 nguyên tắc sau đây:
Cấu tạo lớp nền hợp lý: Từ nguyên nhân nêu trên, chúng ta rút ra rằng để hiện tượng nồm không xảy ra thì nền nhà phải có thiết kế hợp lý sao cho nhiệt độ nền không thấp hơn nhiệt độ điểm sương trong không khí.
Dùng biện pháp cưỡng bức: Một cách khác đó là phải hạ thấp nhiệt độ điểm sương trong không khí so với nhiệt độ sàn nhà. Hoặc tăng nhiệt độ của sàn nhà bằng cách dùng điều hòa không khí, dùng máy sấy…. Nhiều người thường áp dụng cách lau nhà bằng nước nóng, tuy nhiên cách này chỉ hiệu quả được vài tiếng là nền nhà lại bị nồm trở lại.
Hướng dẫn cách chống nồm nền nhà
Bạn đang chuẩn bị xây nhà và tìm giải pháp hạn chế nền nhà bị ẩm ướt mỗi khi giao mùa? Vậy thì hãy tham khảo một số cách chống nồm ẩm trong nhà sau đây:
Cách nhiệt nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt
Mục đích của cách chống nồm ẩm nền nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt là để cho nhiệt độ ở bên dưới không truyền lên trên mặt sàn. Lớp nền này sẽ được cấu tạo từ 5 lớp:
- Lớp 1: Lớp gạch men lát nền có độ dày 15mm, gạch được miết bằng xi măng.
- Lớp 2: Lớp vữa lót để lát nền có độ dày từ 25-30mm.
- Lớp 3: Lớp xỉ lò dạng hạt và có độ dày 200mm.
- Lớp 4: Xi măng cát vàng hoặc màng cách nước giấy dầu có độ dày 20mm.
- Lớp 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm.
Cách nhiệt nền nhà bằng lớp không khí
Dựa vào nguyên lý không để cho nhiệt độ lạnh truyền lên trên nền nhà nên chúng ta sẽ có cách sử dụng vật liệu cách nhiệt bằng lớp không khí cách nhiệt để chống nồm nền nhà. Nền cũng sẽ được cấu tạo từ 5 lớp:
- Lớp 1: Sử dụng tấm lát bê tông lưới thép hoặc một loại vật liệu bất kỳ có lớp đệm không khí.
- Lớp 2: Không khí kín có độ dày là 20mm.
- Lớp 3: Xi măng cát vàng có độ dày 20mm.
- Lớp 4 và 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm.
Lát nền nhà bằng gỗ kín tạo các khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí
Cách chống nồm cho sàn gỗ tầng 1 sẽ được thiết kế tạo ra một lớp cách nhiệt ở phía dưới nền để tránh nền nhà bị lạnh. Với thiết kế này thì sẽ có 4 lớp nền nhà như sau:
Lát nền nhà bằng gỗ kín tạo các khoảng đệm cách nhiệt bằng không khí
- Lớp 1: Nền nhà lát bằng sàn gỗ tự nhiên hoặc sàn gỗ công nghiệp có độ dày 8-12mm.
- Lớp 2: Lớp đệm không khí có độ dày 20mm để ngăn sự truyền nhiệt từ dưới đất lên nền.
- Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng có độ dày 20mm.
- Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm.
Sử dụng lớp xốp Polystyrene (EPS)
Biện pháp này thường được áp dụng đối với những gia đình sử dụng nền nhà bằng gỗ. Biện pháp này cũng là cách chống nồm cho sàn gỗ tầng 1 với hiệu quả tốt. Tuy nhiên biện pháp này sẽ yêu cầu phải có độ dày cao hơn.
- Lớp 1: Gạch men sứ có độ dày 7mm, gạch được miết bằng xi măng.
- Lớp 2: Sơn bitum cao su không pha xăng dầu hoặc keo dán.
- Lớp 3: Vật liệu xốp Polystyrene (EPS) có độ dày 25mm.
- Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng xi măng cát vàng, giấy dầu hoặc sơn bitum cao su có độ dày 10-20mm.
- Lớp 5: Bê tông gạch vỡ dày 100mm.
Lát nền nhà có gạch gốm bọt, cách nước bằng màng cao su
Lớp gạch gốm bọt có lỗ giúp cho lớp đệm không khí ngăn cách nhiệt bởi không khí có khả năng truyền nhiệt kém hơn các vật liệu nặng trong xây dựng.
- Lớp 1: Gạch lát nền có độ dày 10mm.
- Lớp 2: Gạch gốm bọt dán vào gạch men bằng lớp cao su hoặc xi măng.
- Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng có độ dày 20mm.
- Lớp 4: Bê tông gạch vỡ dày 100mm.
Một số mẹo chống nồm trong nhà
Ngoài ra để hạn chế được tình trạng nồm ẩm thì bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chống nồm nền nhà. Sau đây là một số mẹo đơn giản được nhiều gia đình áp dụng mỗi khi giao mùa ẩm ướt:
- Sử dụng máy hút ẩm: Đây là biện pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng triệt tiêu được lượng nước dư thừa ở trong không khí.
- Bật chế độ khô của điều hòa: Điều hòa sẽ hút hơi nước trong không khí và lưu thông không khí, đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
- Sử dụng bã cà phê: Đựng bã cà phê vào trong các túi nhỏ rồi treo ở những nơi ẩm ướt trong nhà.
- Sử dụng vôi sống: Vôi sống có khả năng hút ẩm khá tốt, tuy nhiên với cách này bạn cần đóng kín cửa để phát huy được tác dụng hút ẩm của vôi.
- Mở cửa thường xuyên: Để giúp không khí lưu thông tốt hơn và khiến cho nhà thoáng máng hơn.
Như vậy trên đây Thông tin kỹ thuật đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách chống nồm nền nhà hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để xử lý hiện tượng này. Tốt nhất nên xử lý từ khâu xây dựng ban đầu để tránh nồm ẩm nền nhà tốt hơn.