Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt bao nhiêu là an toàn?
04/06/2024 99
Độ mặn trong nước sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, việc xác định tiêu chuẩn độ mặn trong nước bao nhiêu an toàn là vấn đề nên được quan tâm. Bài viết này, sẽ giới thiệu tới bạn tiêu chuẩn độ mặn nước, tại sao nên quan tâm độ mặn của nước và hướng dẫn cách xác định chính xác.
Tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?
Hiện nay, có nhiều khu vực vùng ven biển đang gặp tình trạng nước có độ mặn vượt quá mức an toàn. Nguồn nước này có chỉ số vượt mức quy định nên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Đây được xem là nguồn nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu hóa, da liệu và thậm chí là bị ung thư. Bên cạnh đó, khi độ mặn trong nước sinh hoạt quá cao nếu sử dụng lâu ngày cũng làm hư hỏng các vật dụng, đồ dùng.
Chính vì những tác động đó, mà Bộ Y Tế đã đưa ra tiêu chuẩn độ mặn trong nước sinh hoạt đảm bảo an toàn là dưới 250mg/lít ở khu vực đất liền. Còn ở các vùng ven biển và hải đảo thì mức tiêu chuẩn an toàn là dưới 300mg/lít. Vì vậy, nếu bạn không chắc độ mặn nguồn nước nhà mình là bao nhiêu và muốn kiểm tra thì có thể lựa chọn dùng máy đo độ mặn hoặc máy đo chất rắn hòa tan TDS để kiểm tra chính xác.
Xem thêm: Khúc xạ kế đo độ mặn Atago loại nào tốt, nên mua hiện nay?
Lý do nên quan tâm tới độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt
Độ mặn trong nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp. Do đó, việc quan tâm đến độ mặn cho phép trong nước sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây, là một số lý do nên quan tâm tới độ mặn cho phép:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nước nhiễm mặn có hàm lượng muối cao nếu sử dụng lâu ngày sẽ khiến cơ thể mất nước, rối loạn cân bằng điện giải. Nên dễ dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút, mệt mỏi…Ngoài ra, nặng hơn sẽ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, sỏi thận…
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt: Trong nước nhiễm mặn có tính axit cao nên dễ gây ăn mòn các thiết bị sử dụng nước như bình nóng lạnh, máy giặt. Bên cạnh đó, nước có độ mặn quá cao sẽ khiến xà phòng khó tan, quần áo khi giặt không được sạch và dễ bị phai màu.
- Ảnh hưởng đến nông nghiệp: Nước có độ mặn quá cao dễ làm cho cây trồng còi cọc, chậm phát triển, năng suất thấp và thậm chí sẽ bị chết. Ngoài ra, còn làm cho đất bị thoái hóa mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Ảnh hưởng đến công nghiệp: Nguồn nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm. Hoặc làm hỏng hóc các thiết bị sử dụng nước trong các nhà máy, xí nghiệp và gây thiệt hại kinh tế.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ ngọt nhanh chóng
Hướng dẫn xác định độ mặn trong nước sinh hoạt
Để xác định được độ mặn trong nước sinh hoạt người dân có thể dùng máy đo tổng chất hòa tan TDS hoặc máy đo độ mặn để kiểm tra. Cả hai dòng máy này đều đo chỉ số độ mặn nước sinh hoạt tương tự giống nhau. Để nắm rõ cách kiểm tra bà con thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Lấy mẫu nước rồi đựng vào cốc nhựa sạch
Bước 2: Bật máy đo rồi nhúng đầu chứa điện cực vào cốc đựng mẫu. Đợi khoảng tầm 5 giây để máy đưa ra kết quả chính xác.
Bước 3: Xem và ghi lại chỉ số độ mặn, sau đó vệ sinh và bảo quản máy đúng cách.
Lưu ý: Với loại máy đo TDS bạn nên đưa máy về chế độ đo mặn với thang ppt để có được kết quả chính xác.
Bài viết trên, thongtinkythuat.com đã cung cấp cho bạn một số thông tin về cách xác định độ mặn và tiêu chuẩn độ mặn trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước nhà bạn luôn ở mức an toàn có thể lựa chọn sử dụng các thiết bị kiểm tra độ ngọt nước chất lượng như Atago PAL-1, Atago PAL-3…Những thiết bị này sẽ giúp nắm bắt tình hình chất lượng nước để từ đó có cách ứng phó và giải quyết tối ưu.