Tìm hiểu về contractor. Cách kiểm tra contactor còn sống hay chết chi tiết

23/12/2021 1486

Contactor là gì? Nó có cấu tạo như thế nào và chức năng ra sao? Cách kiểm tra contactor sống hay chết như thế nào? Nếu như bạn đang thắc mắc về thiết bị này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây để được giải đáp.

Khái niệm contactor

Contactor hay chúng ta thường gọi là công tắc tơ hay khởi động từ. Đây là một loại khí cụ điện hạ áp để đóng cắt mạch điện động lực. Contactor là thiết bị đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện. Chúng ta có thể điều khiển các thiết bị khác như hệ thống chiếu sáng, tụ bù, động cơ…. bằng contactor thông qua nút nhấn, chế độ tự động hay điều khiển từ xa.

Công tắc tơ là gì?

Công tắc tơ là gì?

Thao tác đóng ngắt của contactor được thực hiện nhờ cơ cấu thủy lực, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu điện từ. Trong đó lại được sử dụng phổ biến nhất đó là contactor điện từ.

Cấu tạo và ký hiệu của công tắc tơ

Sau khi đã tìm hiểu contactor là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo và ký hiểu của loại thiết bị này.

Cấu tạo công tắc tơ

Cấu tạo contactor là gì?

Cấu tạo contactor là gì?

Cấu tạo contactor gồm có 3 bộ phận chính:

Nam châm điện

Nam châm điện được cấu tạo từ: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, Lõi sắt (phần cố định và phần nắp di động), Lò xo có tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

Hệ thống dập hồ quang

Khi chuyển mạch thì hồ quang điện sẽ xuất hiện và làm cho các tiếp điểm bị cháy mòn dần. Do đó cần phải có hồ dập quang có nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, đặc biệt là ở các tiếp điểm chính của Contactor.

Hệ thống tiếp điểm

Hệ thống tiếp điểm sẽ liên hệ với phần lõi từ di động qua phần liên động về cơ. Dựa theo khả năng dẫn qua các tiếp điểm mà người ta phân tiếp điểm contactor thành 2 loại:

  • Tiếp điểm chính: là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ contactor và làm cho mạch từ hút lại. Nó có khả năng cho dòng điện lớn 10A đến vài nghìn A đi qua.
  • Tiếp điểm phụ: có 2 trạng thái là thường đóng và thường hở. Nó có khả năng cho dòng điện dưới 5A đi qua. Tiếp điểm thường đóng là tiếp điểm ở trạng thái đóng (có sự liên lạc giữa hai tiếp điểm với nhau) khi cuộn dây nam châm contacor ở trạng thái nghỉ (không được cấp điện). Tiếp điểm này sẽ hở ra khi ở trạng thái hoạt động.Tiếp điểm thường hở sẽ ngược lại với tiếp điểm thường đóng.

Hệ thống tiếp điểm chính thường lắp trong mạch điện động lực, còn hệ thống tiếp điểm phụ sẽ lắp trong mạch điều khiển để điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của contactor theo một quy trình đã định trước.

Ký hiệu công tắc tơ

Mỗi một quốc gia hay hãng sản xuất sẽ có tiêu chuẩn về ký hiệu của công tắc tơ khác nhau. Sau đây là một số ký hiệu công tắc tơ thường thấy:

  • R/S/T là ký hiệu dòng điện đầu vào của contactor
  • L1/L2/L3 là ký hiệu của 3 pha nóng
  • 1/3/5 lần lượt là ký hiệu của 3 cặp tiếp điểm
  • U/V/W là dòng điện đầu ra của động cơ
  • 2/4/6 là 3 cặp tiếp điểm. Kết hợp 1-2 sẽ là một cặp tiếp điểm, 3-4 là một cặp và tương tự cho 5-6
  • T1/T2/T3 lần lượt là ký hiệu của mạch động lực 3 pha lửa
  • 43NO/31NC; 32 NC/44 NO là các tiếp điểm phụ của contactor. Trong đó: các cặp tiếp điểm 31 và 32 là cặp tiếp điểm thường đóng; còn tiếp điểm 43 và 44 là cặp tiếp điểm thường hở.

Công dụng, chức năng của công tắc tơ

Công tắc tơ có thiết kế nhỏ gọn và dễ điều khiển, hoạt động ổn định với độ bền cao. Đây là một thiết bị có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống điện. Vậy công dụng của công tắc tơ là gì?

Công dụng của công tắc tơ

Công dụng của công tắc tơ

Điều khiển và bảo vệ động cơ

Chức năng chính của contactor trong công nghiệp đó là để điều khiển và bảo vệ động cơ. Mặc dù các quy trình tự động hóa ngày càng phức tạp được ứng dụng trong công nghiệp nhưng contactor vẫn là một thiết bị đính kèm không thể thiếu.

Khởi động cơ bằng contactor được gọi là khởi động trực tiếp. Phương pháp này có nhược điểm là dòng khởi động lớn so với dòng hoạt động định mức và có thể giảm dòng điện bằng các đấu khởi động sao tam giác.

Ứng dụng trong hệ thống chiếu sáng

Contactor được sử dụng để điều khiển trung tâm chiếu sáng lớn như văn phòng hay tòa nhà. Có thể sử dụng các vi điều khiển hay điều khiển tự động để điều khiển đèn theo đúng thời gian đã được lập trình sẵn.

Điều khiển tụ bù

Đóng cắt các tụ bù vào lưới điện để bù cho công suất phản kháng. Contactor được sử dụng trong hệ thống bù tự động và được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù để đảm bảo đóng cắt các cấp tụ sao cho phù hợp với tải.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đo kiểm tra Mosfet đơn giản bằng đồng hồ vạn năng

Cách kiểm tra contactor sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng

Việc kiểm tra contactor sống hay chết là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động của hệ thống điện. Sau đây sẽ là các bước kiểm tra contactor bằng đồng hồ đo điện vạn năng theo đúng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo:

Cách kiểm tra công tắc tơ

Cách kiểm tra công tắc tơ

Bước 1: Để đảm bảo an toàn thì bạn cần ngắt nguồn điện của hệ thống điện nối với contactor và lấy contactor ra.

Bước 2: Nối dây dẫn màu đen với chân COM ở trên đồng hồ vạn năng và dây dẫn đỏ với ổ cắm Ohms.

Bước 3: Chỉnh thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng về x10

Bước 4: Chỉ số ở trên cuộn hút thường ghi là 220V- 50Hz, đặt 2 que đo đồng hồ vạn năng vào 2 đầu cuộn hút để kiểm tra. Quan sát kết quả được hiển thị ở trên màn hình để biết giá trị điện trở của cuộn dây.

Bước 5: Kiểm tra 3 cặp tiếp điểm thường hở ở mạch động lực, sẽ có 2 trường hợp xảy ra nếu contactor hoạt động tốt:

  • Không tác động vào công tắc của contactor thì khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm thì đồng hồ sẽ chỉ vô cùng Ohms.
  • Nhấn vào công tắc của contactor thì khi chạm que đo vào 3 cặp tiếp điểm sẽ thấy đồng hồ chỉ 0 Ohms

Bước 6: Kiểm tra cặp tiếp điểm đóng ở trên contactor cũng sẽ có 2 trường hợp xảy ra nếu contactor hoạt động tốt:

  • Không tác động vào công tắc ở contactor thì đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms.
  • Khi nhấn vào công tắc ở contactor thì đồng hồ sẽ chỉ vô cùng.

Bước 7: Cuối cùng kiểm tra cặp tiếp điểm thường hở (NO) ở mạch điều khiển, nếu như cặp tiếp điểm hoạt động tốt thì sẽ có 2 trạng thái:

  • Khi chưa tác động vào công tắc trên contactor thì đồng hồ chỉ vô cùng Ohms.
  • Khi nhấn công tắc trên contactor thì đồng hồ sẽ chỉ 0 Ohms.

Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra Thyristor còn sống hay đã chết đơn giản

Một số đồng hồ vạn năng kiểm tra công tắc tơ tốt

Bạn đang tìm kiếm một thiết bị đồng hồ vạn năng để kiểm tra công tắc tơ nhưng chưa biết nên mua loại nào thì tốt. Vậy thì có thể tham khảo một số sản phẩm dụng cụ đo điện được gợi ý ngay sau đây:

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S là loại đồng hồ vạn năng kim Kyoirtsu được sử dụng rất phổ biến trong việc kiểm tra và đo các thiết bị điện. Sản phẩm hỗ trợ dải đo điện trở 2/20kΩ/2/20MΩ nên người dùng có thể dễ dàng kiểm tra contactor. Bên cạnh đó, Kyoritsu 1109S còn hỗ trợ nhiều chức năng đo khác như: đo điện áp xoay chiều, một chiều, đo dòng điện…

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

Thông số kỹ thuật:

  • DC V: 0.1/0.5/2.5/10/50/250/1000V
  • AC V: 10/50/250/1000V (9kΩ/V)
  • DC A: 50µA/2.5/25/250mA
  • Điện trở: 2/20kΩ/2/20MΩ
  • Nguồn: R6P (AA) (1.5V) × 2, 6F22 (9V) × 1
  • Kích thước : 150(L) × 100(W) × 47(D)mm
  • Khối lượng : 330g approx.

Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60

Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60 hỗ trợ dải đo điện trở từ 420Ω ~ 42MΩ với độ chính xác cao, do đó sản phẩm này hỗ trợ kiểm tra contactor rất dễ dàng và đơn giản. Sản phẩm đồng hồ vạn năng Hioki này  có thiết kế nhỏ gọn, độ bền vỏ cao với khả năng chống va đập cực tốt.

Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60

Đồng hồ vạn năng Hioki 3244-60

Thông số kỹ thuật:

  • Đo điện áp DCV : 420mV ~ 500V / ±0.7 %
  • Đo điện áp ACV: 4.2V ~ 500V / ±2.3 %
  • Đo điện trở Ω : 420Ω ~ 42MΩ / ±2.0 %
  • Kiểm tra thông mạch (50 Ω ±40 Ω)
  • Tự động tắt nguồn
  • Nhiệt độ vận hành : 0 ~ 40oC
  • Nguồn : Pin CR2032 x1
  • Kích thước : 55mm x 109mm x 9.5mm
  • Khối lượng : 60g

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

Kyoritsu 2012RA là thiết bị có khả năng đo đa chức năng, tích hợp 3 công cụ đo trong 1 đó là ampe kế, ôm kế và vôn kế. Nhờ vậy mà nó có khả năng thực hiện đa dạng các phép đo: đo dòng điện, điện áp, điện trở, điện dung, kiểm tra thông mạch, tần suất, kiểm tra diode…. Nhờ tích hợp công nghệ True RMS hiện đại mà thiết bị cho kết quả đo với độ chính xác cao ngay cả trong môi trường nhiễu.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA

Thông số kỹ thuật:

  • AC V: 6.000/60.00/600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ)/ ± 1.5% rdg ± 5 dgt (45 đến 400 Hz)
  • DC V: 600.0 mV/6.000/60.00/600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.0% rdg ± 3 dgt
  • AC A: 60,00/ 120,0 A/ ± 2,0% rdg ± 5 dgt (45 đến 65 Hz)
  • Điện trở: 600 ohms/6.000/60.00/600.0 kΩ/6.000/60.00 MΩ/ ± 1.0% rdg ± 5 dgt (600/6/60/600 kΩ); ± 2.0% rdg ± 5 dgt (6 MΩ); ± 3.0% rdg ± 5 dgt (60 MΩ)
  • Kiểm tra điốt: 2 V ± 3.0% rdg ± 5 dgt Điện áp mạch mở: khoảng 2,7 V
  • Điện dung: 00,0 nF/4.000/40,00 F/± 2,5% rdg ± 10 dgt
  • Kích thước: 128 (L) x 92 (W) x 27 (D) mm
  • Trọng lượng: 220g

Như vậy trên đây Thông tin kỹ thuật đã giải đáp đến các bạn contactor là gì và cách kiểm tra contactor còn sống hay chết chi tiết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích bạn trong công việc và giúp bạn chọn được chiếc đồng hồ vạn năng phù hợp.

Nếu bạn đang mong muốn mua được những chiếc đồng hồ vạn năng chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thị trường với chế độ bảo hành tốt thì bạn nên đến những địa chỉ uy tín như  maydochuyendung.comhiokivn.comkyoritsuvietnam.net . Đây đều là những đơn vị cam kết hàng chất lượng, giá cực tốt.

  • Hotline 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh).
  • Địa chỉ Hà Nội: 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy.
  • Địa chỉ tại Hồ Chí Minh: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.