Bật mí cách chống nồm nền nhà hiệu quả trong những ngày trời ẩm

01/12/2021 804

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, vào mùa Đông Xuân chúng ta thường thấy hiện tượng nền nhà bị nồm ẩm rất bẩn và khó chịu. Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn chưa tìm được giải pháp thì hãy theo dõi bài viết sau đây để cập nhật các cách chống nồm nền nhà hiệu quả.

Nguyên nhân của nền nhà bị nồm

Nền nhà bị ẩm hay nền nhà đổ mồ hôi là hiện tượng phần sàn nhà hoặc tường nhà có độ ẩm cao, thường có nước. Tình trạng này khiến cho việc đi lại gây bết dính, bẩn, mùi hôi và tạo cảm giác khó chịu.

Khi độ ẩm trong không khí cao mà nền nhà có nhiệt độ thấp, độ ấm không khí khi tiếp xúc với nền nhà sẽ bị ngưng tụ lại thành nước. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nền nhà bị nồm.

Nguyên nhân khiến cho nền nhà bị nồm

Nguyên nhân khiến cho nền nhà bị nồm

Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa Đông Xuân và ở nông thôn. Bởi vùng nông thôn thường có thiết kế cửa rộng, không kín nên không khí bên ngoài sẽ lọt vào nhà và gây hiện tượng nồm ẩm.

Xem thêm: Độ ẩm trong phòng bao nhiêu là tốt cho trẻ sơ sinh?

Nguyên tắc chống nồm cho nền nhà

Để chống nồm nền nhà hiệu quả thì bạn cần nắm được 2 nguyên tắc sau:

Cấu tạo nền nhà hợp lý

Cần thiết kế nền nhà sao cho nhiệt độ sàn không thấp hơn độ ẩm của không khí, các điểm sương của không khí. Khi đó, độ ẩm không khí hay điểm sương kết hợp tạo thành các hơi nước sẽ hạn chế làm ẩm, ướt sàn nhà.

Sử dụng biện pháp cưỡng bức

Đó là bạn giữ nguyên sàn nhưng dùng biện pháp hạ độ ẩm của không khí, điểm sương thấp hơn so với nhiệt độ sàn nhà. Hoặc có một cách khác đó là bạn có thể tăng nhiệt độ sàn bằng máy sấy, điều hòa, sử dụng nước nóng lau sàn… Tuy nhiên cách sử dụng nước nóng để lau sàn chỉ được vài tiếng là nền lại bị nồm.

Thi công chống ẩm chống nồm hiệu quả

Để khắc phục được tình trạng nền nhà nồm ẩm thì cần thiết kế nền nhà cấu tạo gồm các lớp có tính năng nhiệt và chiều dày hợp lý để đảm bảo nhiệt độ sàn không thấp hơn nhiệt độ không khí. Nền nhà chống nồm gồm các lớp sau đây:

  • Lớp 1 là vật liệu mặt nền nhà: cần có tính thẩm mỹ, khả năng chống mài mòn và độ bền cao, với độ chắc đặc và quán tính nhiệt lớn thì lớp này có độ dày càng mỏng sẽ càng tốt.
  • Lớp 2 là chống thấm: nên sử dụng giấy dầu, sơn bitum cao su… để chống thấm lớp 1 và lớp 3 hoặc gắn kết trực tiếp lớp 1 và lớp 3 bằng keo hoặc xi măng.
  • Lớp 3 là vật liệu cách nhiệt: có quán tính nhiệt nhỏ, do đó nên chọn những loại vật liệu vừa có khả năng chịu tải nền nhà lại vừa có khả năng cách nhiệt tốt.
  • Lớp 4 là cách nước: dùng để ngăn cách mao dẫn từ đất nền để bảo vệ lớp cách nhiệt không bị ẩm, có thể sử dụng màng polietilen, giấy bitum, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng.
  • Lớp 5 là bê tông chịu lực hoặc bê tông gạch vỡ: có cấu tạo tương tự như các loại nền nhà thông thường khác, nó có tác dụng để làm tăng độ cứng của nền nhà.
Cấu tạo các lớp chống nồm nền nhà

Cấu tạo các lớp chống nồm nền nhà

Nền nhà chống ẩm gồm có nhiều lớp vật liệu, do đó khi thi công chống ẩm chống nồm nền nhà cần đảm bảo độ phẳng và độ cao các lớp vật liệu này phải đồng đều và có độ dày hợp lý.

Các công đoạn thi công như sau:

  • Đầm nền phải đảm bảo phẳng và chắc để tránh nền nhà không bị lún, hỏng trong quá trình sử dụng.
  • Lớp bê tông cần được láng phẳng bằng một lớp xi măng cát mác 10, độ dày 1 cm – 2 cm để làm nền cho lớp cách nước.
  • Lớp cách nước sử dụng giấy chống thấm cần trải phẳng để dán liền các khe nối và vén lên phía chân tường khoảng 1cm để ngăn được nước và ẩm từ bên ngoài. Nếu như dùng sơn chống thấm thì tiến hành sơn hoặc quét theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu dùng vữa xi măng thì cần trải đều và vỗ đầm thật chặt rồi đánh màu ướt thật kỹ.
  • Lớp vật liệu cách nhiệt cần thi công đạt độ phẳng để lớp vữa lát sàn không vượt quá 1 cm – 2 cm.

Xem thêmMẹo vệ sinh sàn gỗ đúng cách để sàn luôn sáng đẹp như mới

Mẹo cách chống nồm cho nền nhà đơn giản

Luôn đóng kín cửa nhà khi gặp thời tiết ẩm thấp

Khi gặp hiện tượng nền nhà bị ẩm nhiều người nghĩ rằng mở cửa ra sẽ giúp thoáng và chống nồm nền nhà tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mở cửa khi thời tiết đẹp, không khí khô ráo.

Đóng kín cửa để chống nồm

Đóng kín cửa để chống nồm

Còn nếu như thời tiết nồm ẩm thì sẽ càng khiến cho nhà bạn thêm ẩm ướt hơn. Do đó khi gặp thời tiết ẩm thấp thì tốt nhất bạn nên đóng kín cửa, hạn chế mở cửa nhất có thể.

Lau nhà bằng giẻ lau khô, thấm hút hơi nước

Nhiều gia đình lại thường áp dụng cách là sử dụng nước nóng để lau sàn nồm ẩm. Thực chất sử dụng cách này cũng có một phần tác dụng nhưng nó chỉ có tác dụng trong một vài tiếng. Thay vào đó cách chống nồm ẩm nền nhà tốt hơn là bạn sử dụng những loại chổi lau hoặc giẻ làm bằng chất liệu thấm hút tốt để lau khô tốt hơn.

Cách chống nồm ẩm trong nhà bằng khăn khô

Cách chống nồm ẩm trong nhà bằng khăn khô

Bật điều hòa để chế độ hong khô không khí

Đây là một cách chống nồm nền nhà khá tốt. Bởi điều hòa sẽ khi bật chế độ hong khô không khí sẽ giúp cho nền nhà giảm bớt được hiện tượng ẩm ướt. Điều này giảm được sự sinh sôi của vi khuẩn và đảm bảo được sức khỏe cho các thành viên ở trong gia đình.

Cách chống nồm ẩm nền nhà bằng điều hòa

Cách chống nồm ẩm nền nhà bằng điều hòa

Sử dụng cây hút ẩm

Bạn có thể trồng hoặc đặt một số chậu cây có khả năng hút ẩm ở trong nhà, ví dụ như cây dương xỉ. Việc trồng cây xanh không chỉ làm giảm được độ ẩm mà còn giúp cho môi trường trở lên trong lành hơn. Bởi quá trình quang hợp của cây sẽ giúp loại bỏ được khí CO2 và bổ sung thêm khí O2.

Đặt cây dương xỉ hút ẩm trong nhà

Đặt cây dương xỉ hút ẩm trong nhà

Máy hút ẩm chống nồm

Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì người ta đã sáng chế ra máy hút ẩm chống nồm hiện đại. Đúng như tên gọi của nó, loại máy này sẽ giúp loại bỏ được không khí ẩm, giúp cho căn phòng luôn khô ráo, thoáng mát.

Cách chống nồm cho sàn gỗ tầng 1 bằng máy hút ẩm

Cách chống nồm cho sàn gỗ tầng 1 bằng máy hút ẩm

Máy có khả năng loại bỏ tình trạng nền nhà bị nồm ẩm. Những loại máy này có thiết kế rất nhỏ gọn và dễ dàng sử dụng, với mức giá chỉ từ 4-7 triệu đồng.

Trên đây là tổng hợp một số cách chống nồm nền nhà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn không còn lo sợ nền nhà ẩm mốc mỗi khi mùa Đông Xuân về nữa.