Kể tên 10 nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên Thế Giới

20/11/2021 1111

Theo dự đoán về chỉ số rủi ro mà biến đổi khí hậu mang lại được công bố trong báo cáo của tổ chức Germanwatch cho biết, sẽ có khoảng 10 Quốc Gia phải hứng chịu những ảnh nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới. Vậy đó là những Quốc Gia nào? Việt Nam của chúng ta có nằm trong số 10 nước được nhắc đến trong báo cáo hay không? Hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Điểm danh các nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

10 Quốc Gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu được nhắc đến trong báo cáo của tổ chức Germanwatch bao gồm:

Philippines

Philippines là Quốc Gia dẫn đầu nằm trong danh sách của Ngân hàng Thế Giới (WB) về các nước đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đất nước với hơn 7.000 hòn đảo này đang phải hứng chịu những cơn bão có cường độ mạnh với tần suất ngày càng nhiều hơn.

Philippines - một trong những nước chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu trên Thế Giới

Philippines – một trong những nước chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu trên Thế Giới

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây Philippines đã hứng chịu rất nhiều cơn siêu bão, gây ra thiệt hại nặng nề về cả người và của. Thậm chí là có những cơn bão đã đổ bộ vào cả nhưng vùng mà từ trước đến nay chưa hề chịu ảnh hưởng của bão như cơn bão Mindanao.

Nigeria

Nigeria được xếp vào vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Lý do vì biến đổi khí hậu gây cản trở và thiệt hại nghiêm trọng cho ngành dầu mỏ, mà đây vốn là ngành khai thác chiếm tỷ trọng lớn đối với ngành kinh tế nước này.

Theo như tổ chức Maplecroft, vùng đồng bằng của Niger – nơi rất giàu dầu mỏ sẽ chịu tác động từ biến đổi khí hậu đầu tiên. Khi đó mực nước biển tăng do hiện tượng băng tan và sự thay đổi lượng mưa ở đây có thể sẽ xóa sổ một số giếng dầu của nước này.

Việt Nam

Cũng giống như Nigeria, nước ta hiện đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ lũ lụt và bão tố. Giai đoạn từ 2001 – 2010 thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất cũng như hạn hán đã khiến GDP (tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội) của nước ta giảm 1,5% thông tin từ website của chính phủ.

Xem thêm: Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đem lại nguy hiểm như thế nào?

biến đổi khí hậu ở thế giới

Việt Nam chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Không những thế hải đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển tăng. Theo trung tâm khí tượng Việt Nam cho biết nếu như mực nước biển tăng 1m thì sẽ có hơn 20% diện tích của thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt. Có khoảng 10 – 12% dân số Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp và GDP ( tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội) của nước ta sẽ giảm 10%.

Haiti

Đây là Quốc Gia duy nhất ở Châu Mỹ được tổ chức Maplecroft xếp vào danh sách này. Lý do là vị trí của đất nước này rất dễ chịu tổn thương trước những cơn động đất và bão tố. Điển hình là cho đến nay đất nước này vẫn đang phải khắc phục hậu quả của trận động đất năm 2010 làm 220.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại 8 tỷ USD theo ước tính của Liên Hợp Quốc.

Bangladesh

Biến đổi khí hậu thế giới gây ngập lụt ở Bangladesh

Biến đổi khí hậu thế giới gây ngập lụt ở Bangladesh

Bangladesh lọt vào danh sách 10 Quốc Gia phải chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu ở thế giới là bởi thường xuyên phải hứng chịu các đợt lũ lụt nghiêm trọng. Theo như Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng băng tan từ dãy Himalaya do hiện tượng trái đất nóng lên sẽ khiến cho mực nước sông Hằng và sông Brahmaputra cùng với phụ lưu của chúng dâng lên gây ra ngập úng từ 30 – 70% diện tích Bangladesh mỗi năm.

Papua New Guinea

Papua New Guinea là Quốc Gia có nguy cơ chịu mối nguy cơ lớn nhất do biến đổi khí hậu ngay ra ở khu vực Thái Bình Dương là đất nước chịu mối nguy lớn nhất do biến đổi khí hậu ở khu vực Thái Bình Dương.

Malawi

Malawi là Quốc Gia ở phía Nam Châu Phi có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nước này hiện đang gánh chịu những nguy cơ trước những đợt hạn hán kéo dài, khắc nghiệt diễn ra.

tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới

Mawali chịu ảnh hưởng của hạn hán

Malawi đã phải hứng chịu 2 đợt hạn hán kéo dài nghiêm trọng trong vòng 20 năm qua và vào năm 2004 phải chịu một đợt khô hạn kéo dài nhất trong lịch sử nước này. Năng suất nông nghiệp của Malaysia bị giảm sút đáng kể và cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống cầu, nhà ở có thể bị hư hại nghiêm trọng trong 30 năm nữa nếu như CO2 toàn cầu tiếp tục tăng.

Fiji

Theo Ngân hàng phát triển Thế giới (WEB) cho biết 3 ngành kinh tế chủ lực của nước này đang chịu mối nguy từ hiện tượng ấm lên toàn cầu bao gồm: xuất khẩu đường, du lịch và đánh bắt thủy hải sản.

Trong báo cáo vào năm 2013 WEB cho biết thêm nếu như lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ trung bình thì đến năm 2070 nhiệt độ tại Fiji có thể tăng thêm 2 – 3 độ C. Điều này dẫn đến sản lượng nông nghiệp của nước này bị giảm sút nghiêm trọng, lượng san hô bị chết do biến đổi khí hậu kéo theo du lịch bị ảnh hưởng, đánh bắt thủy hải sản cũng chịu những hậu quả nặng nề.

Sudan

Sudan là một trong những nước có diện tích lớn ở Châu Phi và nằm cận sa mạc Sahara nên đất đai vốn khô cằn hoặc sa mạc. Do vậy rất dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là hạn hán kéo dài khiến lượng thực ở đây bị thiếu hụt trầm trọng.

Nhật Bản

Sóng thần ở Nhật Bản do biến đổi khí hậu

Sóng thần ở Nhật Bản do biến đổi khí hậu

Tuy là Quốc Gia có thu nhập “khủng” và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Nhật Bản có thể thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn nhiều Quốc Gia khác. Nhưng đất nước này lại có một tỷ lệ lớn dân số (16,2%) sống ở các khu vực ven biển thậm chí là ở những khu vực có vị trí thấp hơn mực nước biển. Điều này đồng nghĩa với việc nếu mực nước biển tăng thêm, trong tương lai những khu vực này sẽ bị nhấn chìm lầm mất nơi sinh sống của hơn 16,2% dân số Nhật. Ngoài ra Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ các thiên tai khác như: Sóng thần, lũ lụt, bão tố, động đất và đặc biệt là núi lửa phun trào.

Thỏa thuận Paris về tình hình biến đổi khí hậu trên Thế Giới

Trước những dự báo và thực tế về hậu quả mà con người sẽ phải hứng chịu trước tác động của biến đổi khí hậu thì vào 2015 có hơn 190 nước đã thông qua Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Mục tiêu đặt ra của thỏa thuận này chính là các Quốc Gia sẽ cùng cam kết nỗ lực để hạn chế nền nhiệt toàn cầu tăng dưới ngưỡng 20 độ C vào cuối thế kỷ 21. Tuy nhiên sau 5 năm ký kết thỏa thuận đã không mang đến nhiều sự tiến bộ như mong đợi. Mặc các cấp báo về thiên tai, khí hậu vẫn đang được đưa ra thì trên thực tế các chính phủ vẫn dè dặt trong chính sách về khí hậu.

Năm 2020 cả Thế Giới chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, chính điều này cũng là nguyên nhân khiến nhiều Quốc Gia “tạm gác” lại những cam kết về việc chống lại biến đổi khí hậu để đối phó với đại dịch. Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP) lần thứ 26 cũng đã phải dời ngày tổ chức đến 11/2021. Cùng với đó nhiều Quốc Gia đã phải trì hoãn trình bản cam kết tự nguyện đóng góp cắt giảm khí thải nhà kính (NDC) theo đúng kế hoạch vào cuối năm 2020 dời sang năm 2021.

Thỏa thuận Paris về tình hình biến đổi khí hậu trên Thế Giới

Thỏa thuận Paris về tình hình biến đổi khí hậu trên Thế Giới

Tuy nhiên mới đây nhất tại một hội nghị do Liên Hợp Quốc cùng Anh và Pháp đồng bảo trợ được tổ chức trực tuyến vào ngày 12/12/2020, đã gặt hái được khá nhiều thành tựu. Nhiều nền kinh tế lớn đã công bố những cam kết về khí hậu mạnh mẽ hơn có thể kể đến như:

  • Liên minh Châu Âu(EU) đã đưa ra mục tiêu là đến năm 2030 sẽ cắt giảm 55% lượng khí thải đã tăng hơn rất nhiều so với cam kết 40% như trước đây.
  • Vương quốc Anh cũng đưa ra thông báo là vào năm 2030 sẽ cắt giảm 68% khí thải so với mức năm 1990.
  • Trung Quốc cũng đặt ra cam kết cắt giảm 25% lượng khí thải và đặt mục tiêu là trung hòa carbon vào năm 2060.

Bên cạnh những mục tiêu và cam kết mới thì cũng còn đó những sự “im lặng” của nhiều Quốc Gia trong hành động chống lại biến đổi khí hậu. Đơn cử như Brazil và Nga mặc dù đã được ra NDC mới nhưng lại không đặt ra mục tiêu cắt giảm lượng khí thải cao hơn. Trong khi Ấn Độ là Quốc Gia có lượng phát thải cao nhất thì tại hội nghị này có đưa ra mục tiêu cắt giảm lượng khí thải cao hơn giai đoạn trước xong đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu vẫn đang hiện hữu từng ngày và ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu như chính phủ các nước không có những biện pháp mạnh mẽ trong việc cắt giảm khí thải nhà kính thì những kịch bản về biến đổi khí hậu được đưa ra sẽ sớm trở thành hiện thực. Hy vọng rằng mỗi cá nhân sau khi đọc được bài viết này cũng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc môi trường bắt đầu từ những việc nhỏ bé nhất.