Tác hại của biến đổi khí hậu đến môi trường, kinh tế và con người
22/11/2021 811
Biến đổi khí hậu và nhưng tác hại của biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề chung cho tất cả các Quốc Gia trên Thế Giới đặc biệt là với những Quốc Gia đang phát triển. Vậy những tác hại của biến đổi khí hậu đến môi trường, kinh tế và con người… hiện nay đang diễn ra như thế nào? Có biện pháp khắc phục hiệu quả nào cho tình trạng này hay không? Cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Điểm danh một số tác hại của biến đổi khí hậu gây ra
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến con người
Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sức khỏe của con người, trong đó có thể kể đến như:
Biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng sóng nhiệt, đây là hiện tượng khiến cho nhiệt độ tại một khu vực tăng cao trong thời gian dài. Khi các đợt nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng nhanh sẽ khiến con người cảm thấy mệt mỏi, cơ thể bị thiếu nước, hệ miễn dịch bị suy giảm… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng một số nguy cơ đối với sức khỏe nhất là với người già, trẻ nhỏ, những người mắc bệnh thần kinh, người mắc bệnh tim mạch, dị ứng…
Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe của con người là thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát cũng như lan truyền dịch bệnh như: Bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả… Đặc biệt cuối năm 2019 đại dịch Covid 19 bùng nổ ở Vũ Hán Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của mà đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Bên cạnh đó biến đổi khí hậu cũng làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản… Đồng thời làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn, côn trùng và vật chủ mang bệnh (ruồi, chuột, bọ chét, muỗi, ve). Đây thực sự là cơn ác mộng đối với con người đặc biệt là với các quốc gia kém phát triển, hệ thống y tế còn lạc hậu.
Giảm quỹ đất sinh sống của con người là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng biến đổi khí hậu. Hậu quả mà chúng gây ra là khiến cho băng tan và mực nước biển dâng cao. Khi nước biển dâng lên diện tích đất vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm làm mất diện tích đất sinh sống của nhiều người dân đang sinh sống tại các khu vực ven biển. Ngoài ra mưa lũ làm gia tăng hiện tượng xói mòn đất, sạt lở bờ sông và bờ biển gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Bên cạnh đó còn có hạn hán sẽ dẫn tới hoang mạc hóa, tất cả các nhân tố này đều làm giảm quỹ đất của con người xuống.
Xem thêm: Thực trạng và mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Các yếu tố môi trường tự nhiên chính là các yếu tố chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu, có thể kể đến như:
Các hệ sinh thái bị phá hủy làm mất cân bằng sinh học: Với nhiệt độ Trái Đất như hiện nay đang làm cho nhiều loài sinh vật biến mất và có nguy cơ tuyệt chủng. Sẽ có khoảng 50% loài động thực vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu như nhiệt độ của Trái Đất tăng thêm từ 1,1 – 6,4 độ C nữa.Các nhà sinh vật học của Mỹ đã nhận thấy rằng có một vài loại động vật đang di cư về vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp hơn, ví dụ là loài cáo đỏ nếu như trước đây chúng sống ở vùng Bắc Mỹ thì nay chúng đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Hạn hán, bão lụt: Trong khi có nhiều nơi trên Thế Giới chìm trong ngập lụt thì một số khác lại hứng chịu các đợt hạn hán khủng khiếp. Nếu như ở các vùng như Ấn Độ, Châu Phi và Pakistan đang phải hứng chịu những đợt hạn hán lớn khi lượng mưa ở những khu vực này ngày càng thấp. Thì nhiều nơi như tại Trung Quốc, Việt Nam, Philippines….Đang phải hứng chịu những trận lũ lụt lịch sử, những cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp đổ bộ.
Mực nước biển dâng lên do các núi băng, sông băng bị teo nhỏ: Các núi băng và sống bằng hiện nay đang bị teo nhỏ lại, những lãnh nguyên bao la trước đây được bao phủ bởi lớp băng vĩnh cửu thì nay đã được cây cối bao phủ, ví dụ như các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đang co lại khoảng 37m mỗi năm.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến công nghiệp: Các ngành công nghiệp và đặc biệt là các khu công nghiệp ở ven biển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tác hại của biến đổi khí hậu. Nếu như theo kịch bản biến đổi khí hậu vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm 1m sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp ven biển bị ngập thậm chí là bị xóa sổ vĩnh viễn. Ngoài ra các nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt may, chế biến lương thực thực phẩm bị suy giảm đáng kể.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp: Các cơn bão lớn gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất khiến cho mùa màng thất bát, hoa màu và lương thực bị mất mùa. Nhiều loại côn trùng dịch bệnh có hại cho cây trồng cũng sinh sôi sau mỗi cơn bão lũ cần tiêu tốn rất nhiều tiền để tiêu diệt chúng, gây ra thiệt hại to lớn về nông nghiệp và tiền của.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp: Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu tổ chức của rừng , làm giảm diện tích và quỹ đất trồng rừng do lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng. Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng làm suy giảm chất lượng rừng, là điều kiện phát triển nhiều sâu bệnh mới nguy gây hại hơn. Hiện tượng nước biển dâng cao làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển, có tác động rất xấu đến rừng được trồng trên đất bị ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm: Kể tên 10 nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên Thế Giới
Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nếu như chúng ta không có cách khắc phục biến đổi khí hậu. Chính vì vậy có thể thấy rằng việc xây dựng nhiều biện pháp khắc phục tình trạng này là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một trong số những giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu toàn cầu có hiệu quả được nghiên cứu bởi các chuyên gia trên Thế Giới.
Cải tạo cơ sở vật chất và nâng cấp hạ tầng: Theo số liệu thống kê tại Mỹ cho biết nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Do đó, cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng, nhà ở thân thiện với môi trường hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.
Hạn chế việc sử dụng các nguồn nhiên liệu từ hóa thạch: Sử dụng các nhiên liệu từ hóa thạch như: than, dầu, khí thiên nhiên… đang là nguyên nhân sản sinh ra khí nhà kính rất lớn. Do đó để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu cần phải tìm ra giải pháp hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu này hoặc là sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế giúp bảo vệ môi trường.
Trồng và bảo vệ rừng: Trồng cây gây rừng và ngăn chặn nạn chặt phá rừng sẽ giúp chúng ta bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế được lượng CO2 được thải ra. Bởi vì rừng chính là nơi lọc bụi bẩn và CO2 rất hiệu quả.
Sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch thân thiện với môi trường: Các nguồn nhiên liệu truyền thống từ hóa thạch không những là tác nhân gây biến đổi khí hậu còn trở nên khan hiếm và cạn kiệt nếu như chúng ta không tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu mới. Hiện nay con người đã tìm ra nhiều nguồn nhiên liệu mới thân thiện với môi trường như: Năng lượng mặt trời, gió, thủy triều… Và điều chúng ta cần làm là thay thế chúng với các nguồn nhiên liệu cũ để bảo vệ môi trường.
Trên đây là một số thông tin về tác hại của biến đổi khí hậu đến môi trường và cuộc sống con người, cũng như một số biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả đang được áp dụng vào thực tiễn. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu để từ đó nâng cao ý thức và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường.