Tổng hợp kỹ thuật trồng cây ăn quả chi tiết nhất

14/02/2022 1964

Đối với công việc trông cây ăn quả muốn mang lại hiệu suất cao cũng như đạt chất lượng tốt nhất chắc chắn cần phải có kỹ thuật chăm sóc phù hợp. Nếu bạn mới bắt đầu làm nông nghiệp, bạn bắt buộc cần nắm được kỹ thuật trồng cây ăn quả. Thông tin kỹ thuật sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về cách chăm sóc cây ăn quả dưới đây.

Kỹ thuật trồng cây ăn quả – Chuẩn bị đất trồng

Đất trước khi trồng cần được xử lý sạch, cày bừa và xới đất kỹ, xử lý các sâu bệnh gây hại. Cần phơi đất cho ải và trồng vài vụ màu trước khi trồng cây ăn quả lâu năm nếu là đất chuyển đổi giống cây trồng hoặc đất tái canh.

Bạn cần đảm bảo độ PH phù hợp cho đất, ở mức trung tính, độ PH từ 5.5-7.5, không quá chua hoặc quá kiềm. Nếu bạn muốn chính xác, bạn có thể sử dụng máy đo độ pH hoặc máy đo độ mặn để kiểm tra độ pH cho đất. Như vậy, bạn có thể biết được đất có bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn không và đưa ra cách xử lý phù hợp.

Đào hố trồng cây

Tiếp theo trong kỹ thuật trồng cây ăn trái chính là công đoạn đào hố trồng cây. Tùy thuộc vào từng loại cây ăn quả lâu năm mà cần đào hố có kích thước phù hợp. Tuy nhiên, kích thước hố phù hợp chung cho các loại cây ăn quả có chiều dài*rộng*sâu là 60*60*60 cm hoặc 80*80*80 cm.

Đào hố và bón phân lót cho đất trông cây

Đào hố và bón phân lót cho đất trông cây

Bạn nên để đất thành hai lớp riêng biệt là lớp đất mặt và phần đất phía dưới. Phần đất mặt bạn trộn chung với phân để bón lót, còn phần đất dưới ta đắp bờ xung quanh để tạo bồn có đường kính 1-1.3 mét. Có thể dùng các dụng cụ như cuốc, xẻng, máy xúc để đào hố miễn sao kích thước hố phù hợp với từng loại cây.

Bạn cần chú ý với từng loại cây ăn quả cần một diện tích thích hợp để phát triển. Do vậy cần xác định mật độ trồng hợp lý và khoảng cách giữa các cây trồng phù hợp. Ví dụ, cây bưởi có mật độ trồng phù hợp là 200-250 cây/ha và khoảng cách giữa các cây là 6×7-7×7 mét.

Bón phân lót

Tiếp theo, trong các việc chăm sóc cây ăn quả đều sẽ cần phải bón phân lót để đất có sẵn dinh dưỡng. Nhờ vậy, khi trồng, cây có thể ăn các dinh dưỡng để phát triển ngay, tránh cây bị chết hoặc còi cọc trước khi đến lần bón phân đầu tiên.

Một khâu xử lý đất không kém phần quan trọng trước khi trồng chính là bón lót cho đất. Cách bón phân lót trước khi trồng cho cây ăn quả lâu năm như sau:

  • 10-15 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ sinh học.
  • 3-0.5 kg NPK theo tỷ lệ 5:13 hoặc 0.3-0.5 kg phân lân.

Trộn phân bón đã chuẩn bị trên với một lớp đất tầng mặt rồi bỏ xuống hố trồng, sau đó lấp hố. Một tháng sau khi bón lót ta mới tiến hành trồng cây.

Cách chăm sóc cây ăn quả – Chọn cây giống

Đối với kỹ thuật trồng cây ăn quả thì việc chọn cây giống cũng đóng vai trò quan trọng  đánh dấu sự thành công của bạn. Bạn cần chọn loại cây ăn quả lâu năm bạn muốn trồng để chọn cây giống. Những cây giống phải đảm bảo các điều kiện sau: cây giống không bị sâu bệnh gây hại, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, bầu giống không bị bể, cây giống đạt chiều cao thích hợp.

Lựa chọn cây giống khỏe mạnh

Lựa chọn cây giống khỏe mạnh

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý chọn cây giống phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng để cây phát triển tốt nhất. Ví dụ, nếu ở miền Bắc thì bạn có thể chọn các loại cây như vải thiều, bưởi diễn, đào… Trong khi miền Nam thích hợp trồng các loại cây như chôm chôm, măng cụt, dừa…

Tiến hành trồng cây

Đầu tiên đào một lỗ giữa hố trồng với chiều sâu bằng chiều dài của bầu ươm và chiều rộng lớn hơn bầu ươm một chút. Sau đó, bạn dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phái trên túi bầu, bỏ túi bầu nilong ra. Chú ý bước này không được làm bể bầu đất.

Tiến hành trồng cây và tưới nước cho cây

Tiến hành trồng cây và tưới nước cho cây

Đặt thẳng cây vào giữa hố nhỏ đã đào, tiến hành lấp đất cho kín rồi  nén nhẹ xung quanh bầu, không nên lấp đất quá cao, cách mặt bầu từ 1-2 cm. Tiếp đó, bạn có thể tưới một ít nước cho ẩm đất tránh để cây mới trồng bị khô. Sau đó, bạn có thể tìm hiểu thêm những cách chăm sóc cây ăn quả mới trồng.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây ăn quả

Sau khi hoàn thành công đoạn trồng cây, bạn sẽ bước vào các giai đoạn chăm sóc cây ăn trái để cây phát triển tốt và đậu quả với chất lượng tốt. Bạn có thể tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả dưới đây.

Tưới nước

Bạn nên thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây. Bạn cần cắm cọc cố định cho thân cây giúp cây sống sót và phục hồi nhanh, tránh tình trạng gãy mắt ghép, gãy ngọn và động rễ.

Các công việc chăm sóc cây ăn quả

Sau khi trồng cần tưới đẫm cho cây, sau đó khoảng 2-3 ngày, nếu thấy đất khô cần tưới tiếp nhằm cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Sau đó, từ 4-5 ngày tưới một lần vào mùa khô và giảm lượng nước tưới vào mùa mưa.

Tủ gốc cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô nhằm giữ ẩm và giúp cây hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bạn sẽ cần bón thúc cho cây để cây có thể phát triển tốt sau này. Sau 2 tháng, cây bắt đầu bén rễ và ra chồi non, lá non. Bón thúc bằng phân đạm hoặc phân NPK, pha loãng và tưới vào gần gốc cây.

Chăm sóc cây ăn quả thời kỳ đầu

Đây là giai đoạn kiến thiết nên bộ khung tán cho cây ( 1 – 2 năm sau trồng). Khâu kỹ thuật quan trọng trong giai đoạn này là cắt tỉa tạo tán. Bạn cũng cần cắt tỉa cành và tạo tán cho cây để cây ra lá tốt, loại bỏ những cây còi cọc, bị bệnh. Bạn nên chọn những loại kéo cắt tỉa cành chất lượng để tránh cắt cành bị hỏng có thể gây thối cây.

Chăm sóc cây thường xuyên sau khi trồng

Chăm sóc cây thường xuyên sau khi trồng

Bạn chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn  cành khoẻ, ít cong queo, khung tán đều và thông thoáng.

Trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.

Hướng dẫn bón phân thời kỳ đầu

Lượng phân bón cung cấp cần gia tăng dần khi cây lớn, lượng phân bón tuỳ theo tuổi của cây. Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản nên ngâm phân để tưới Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả – giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11.

Chăm sóc cây ăn quả thời kỳ ra trái

Đối với thời kỳ cây bắt đầu ra trái, bạn cần tìm hiểu cây ăn quả được chăm sóc như thế nào? Khi đó, bạn sẽ có thể nắm được cách chăm sóc cây ăn trái

Cắt tỉa hàng năm

Bạn nên thực hiện cắt tỉa đúng phương pháp và đúng thời điểm giúp cân bằng sinh trưởng cho cây, hạn chế sâu bệnh hại. Tỉa bỏ cành mọc yếu, rậm rạp cần thực hiện thường xuyên.

Trên cây chỉ giữ lại 1 số cành tốt mọc từ thân, cho trái đều, hướng đầy đủ ánh sáng. Như vậy cây thường thấp và có tán cân đối. Bạn có thể tham khảo các giai đoạn cần cắt tỉa dưới đây.

Cắt tỉa sau thu hoạch

Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.

Cắt tỉa cành nhỏ tránh để nhiều cành con

Cắt tỉa cành nhỏ tránh để nhiều cành con

Cắt tỉa vụ xuân

Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.

Cắt tỉa vụ hè

Được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

Hướng dẫn bón phân khi cây ra trái

Lượng bón:  Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước, hoặc tuổi cây.

Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.

  • Lần 1: Bón  thúc hoa, đạm urê +  kaliclorua
  • Lần 2: Bón thúc quả: đạm urê + kaliclorua

Bón thúc 1, 2 có thể hòa phân với nồng độ 0,3 – 0,5% tưới xung quanh hình chiếu của tán hoặc rắc trực tiếp xung quanh gốc cây rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất.

Lần 3: Bón sau thu hoạch: 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân +  đạm urê, kaliclorua. Rạch rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20 – 30 cm, sâu 10 – 15 cm, rắc phân đều vào rãnh rồi lấp đất

Tưới nước

Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn

Bao quả 

Để tăng chất lượng mẫu mã, ngăn ngừa sâu bệnh hại, bà con có thể dùng bao quả chuyên dụng để bao quả từ khi quả còn nhỏ.

Bảo quả để bảo vệ trước các loại sâu bọ

Bảo quả để bảo vệ trước các loại sâu bọ

Tổng hợp những hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn trái trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quát. Từ đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc cây ăn quả tốt nhất để cây phát triển mạnh và sản lượng cao.