Bếp từ mất nguồn – Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

28/12/2021 637

Bếp từ mất nguồn hay bếp từ không lên điện là một trong những lỗi phổ biến nhất khi sử dụng loại bếp này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến lỗi này? Cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây để biết cách khắc phục lỗi mất nguồn nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ mất nguồn

Nguyên lý hoạt động của bếp từ là sự sinh ra công suất cảm ứng từ trường khi nối nguồn điện có bo mạch với cuộn dây đồng ở phía dưới bếp. Nếu như muốn ngắt được nguồn điện của bếp từ thì người ta thường sử dụng bán dẫn IGBT có công suất là 45-50A. Do đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bếp từ mất nguồn là do một số bộ phận linh kiện trong bếp bị hỏng như:

  • Dây nguồn bị đứt, hỏng
  • Cầu chì bếp từ bị đứt hoặc nổ
  • Sò công suất IGBT của bếp bị hỏng
  • Bếp từ hỏng tụ điện
  • Con tụ bếp nổ
  • Lỗi do cảm biến.
Nguyên nhân dẫn đến bếp từ không lên nguồn

Nguyên nhân dẫn đến bếp từ không lên nguồn

Bếp từ mất nguồn thì đương nhiên bạn sẽ không thể nấu chín đồ ăn trên bếp nữa. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được nhanh chóng tình trạng này? Nếu như bếp từ nhà bạn đang gặp phải tình trạng này thì có thể tiến hành kiểm tra và sửa lỗi theo các cách sau:

Kiểm tra dây nguồn và nguồn điện

Việc đầu tiên cần làm đó là bạn cần kiểm tra dây nguồn dẫn điện vào bếp có bị chuột cắn đứt hay bị hỏng, dẫn tới không để cấp nguồn điện vào bếp không. Nếu đúng là do dây nguồn thì thực hiện thay thế hoặc nối dây nguồn mới là được.

Đồng thời cũng cần kiểm tra xem nguồn điện nhà bạn đang sử dụng có phù hợp với điệp áp của bếp không. Nếu như điện áp nhà bạn thấp hơn điện áp của bếp thì bếp cũng không thể lên nguồn được. Do đó trước khi mua bếp nên tìm hiểu xem điện áp cần sử dụng của bếp là bao nhiêu và có phù hợp với nguồn điện của gia đình hay không.

Kiểm tra cầu chì bếp từ

Nếu như bếp từ không lên điện thì bạn cần kiểm tra xem cầu chì của bếp từ có bị đứt hoặc nổ hay không. Còn nếu như cầu chì của bếp vẫn hoạt động bình thường thì kiểm tra xem bếp từ chạy nguồn điện là biến áp xung hay biến áp thường. Dòng bếp từ thường chạy nguồn điện trước là biến áp thường, khi đó bạn nên kiểm tra trở kháng bên sơ cấp có tốt không. Nếu như biến áp của bếp bị lỗi thì trở kháng cũng sẽ không hoạt động.

Kiểm tra sò công suất IGBT của bếp từ

Sò công suất là bộ phận rất quan trọng của bếp từ, nó sẽ quyết định đến việc bếp từ có mở điện hay không. Nếu như vỏ sò của nguồn bị nứt, vỡ hoặc hỏng thì bếp sẽ không nhận điện. Bầu lọc 5UF-400v của bếp từ sẽ không thể dẫn điện qua và dẫn tới tình trạng bếp không lên nguồn. Khi đó cần phải thay vỏ sò ngay lập tức để đảm bảo bếp hoạt động bình thường.

Kiểm tra các linh kiện bên trong bếp từ

Kiểm tra các linh kiện bên trong bếp từ

Kiểm tra IC của bếp từ

IC là nguồn để cung cấp năng lượng cho bếp từ có thể hoạt động. Nếu như IC của bếp từ bị lỗi thì sẽ làm ngắt nguồn của các linh kiện có liên quan. Do đó khi khởi động bếp bạn sẽ thấy bếp không lên nguồn do không có dòng điện chạy qua. Để khắc phục lỗi này thì bạn nên đến đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để thay IC mới, không nên tự ý thay IC ở nhà để tránh những hỏng hóc không đáng có có thể xảy ra.

Kiểm tra tụ điện 5uF

Điện trở R cấp nguồn cho tụ điện 5uF-400v bị hỏng từ nguồn đầu vào, tụ điện 5uF-400v quá yếu để có thể hoạt động. Tụ điện sẽ làm giảm giá trị điện dung của điện và phá hủy điện trở cung cấp sơ cấp. Từ đó sẽ dẫn đến không còn nguồn để cấp cho sò công suất và IC. Nếu như tụ điện đã hết hạn sử dụng thì nên thay tụ mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bếp từ.

Kiểm tra cảm biến nhiệt

Cảm biến nhiệt sẽ được gắn vào sò công suất và đáy của dụng cụ nấu ăn để theo dõi được nhiệt độ của nồi và nhiệt độ của bếp khi hoạt động. Nếu như cảm biến nhiệt hỏng thì sẽ dẫn đến bếp từ mất nguồn, không kiểm soát được nhiệt độ và làm hỏng những linh kiện khác. Do đó hãy thay thế ngay cảm biến nhiệt khi bị lỗi ở các cơ sở sửa chữa và bảo hành uy tín.

Xem thêm: 

Lưu ý khi sử dụng bếp từ để đảm bảo an toàn

Chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể dễ dàng chế biến những món ăn ngon cùng với bếp từ. Thế nhưng khi sử dụng bếp từ bạn cần nắm được một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn:

Sử dụng nguồn điện ổn định và phù hợp

Do bếp từ có công suất khá cao từ 1000W – trên 2000W, nên cần đảm bảo sử dụng nguồn điện ổn định. Tốt nhất nên cắm bếp từ vào một ổ điện riêng và dây điện phải có tiết diện tối thiểu từ 0.75mm2. Đồng thời sử dụng thêm ổn áp để ổn định điện áp trong nhà, tránh sự lên xuống điện áp bất thường làm ảnh hưởng đến hoạt động của bếp.

Không cắm chung bếp từ cùng những thiết bị khác

Không cắm chung bếp từ cùng những thiết bị khác

Vị trí đặt bếp từ

Việc đặt bếp từ ở đâu cũng rất quan trọng vì nó quyết định đến độ bền cũng như hoạt động của bếp. Nên đặt bếp ở gần nguồn điện chính để đảm bảo sự ổn định điện áp trong quá trình sử dụng. Đặt bếp ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh làm ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí và tản nhiệt của bếp. Đặt bếp từ cách xa những thiết bị điện khác từ 1-3 mét để đảm bảo bếp hoạt động ổn định, tránh tình trạng nhiễu sóng.

Không rút điện ngay khi vừa nấu xong

Sau khi tắt bếp thì bếp từ cần phải có thời gian để hệ thống quạt gió làm mát các bộ phận ở trong bếp. Do đó, hãy chờ đến khi quạt gió ngừng hoạt động thì mới tắt bếp để tránh nhiệt sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp.

Không rút điện ngay khi vừa nấu xong

Không rút điện ngay khi vừa nấu xong

Không bật bếp ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Nếu như bạn bật bếp ở nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài thì sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của bếp. Khi đó bếp sẽ phải hoạt động liên tục với công suất cao, đồng thời hành động này cũng làm cho bếp dễ bị nứt hoặc vỡ bề mặt.

Phụ nữ mang thai và người bị bệnh não không nên sử dụng bếp từ

Bếp điện từ sẽ tạo ra sóng từ trường trong quá trình hoạt động. Loại sóng từ này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khiến cho bệnh não của người bị bệnh càng trầm trọng hơn. Do đó những đối tượng này tốt nhất không nên sử dụng hoặc đứng gần bếp từ.

Vệ sinh bếp từ ngay sau khi sử dụng

Thói quen này không những khiến cho căn bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ mà còn giúp cho bếp từ hoạt động ổn định hơn. Nếu như không vệ sinh bếp, vết bẩn bám dính ngày càng nhiều vào bề mặt bếp thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn nhiệt lên các dụng cụ nấu ăn.

Thường xuyên vệ sinh bếp

Thường xuyên vệ sinh bếp

Như vậy trên đây là một số nguyên nhân, cách khắc phục bếp từ mất nguồn mà Thông tin kỹ thuật đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn trong việc sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả và khắc phục nhanh chóng lỗi của bếp.