Cách đong nước nấu cơm bằng nồi cơm điện đúng chuẩn

16/12/2021 2662

Cùng một chiếc nồi cơm điện và sử dụng cùng một loại gạo nhưng có người thì nấu cơm ngon tơi dẻo, người lại nấu cơm khô hoặc nhão. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do lượng nước nấu cơm của mỗi người là khác nhau. Nếu như bạn muốn khắc phục được tình trạng cơm khô hoặc nhão thì đừng bỏ qua cách đong nước nấu cơm bằng nồi cơm điện đúng chuẩn trong bài viết sau đây.

Cách đong nước nấu cơm bằng nồi cơm điện

Sau đây là 2 cách đong nước nấu cơm bằng nồi cơm điện chuẩn được nhiều người áp dụng thành công mà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng thang đo mực nước trong nồi cơm điện

Trong lòng của mồi chiếc nồi cơm điện đều có một thang đo với các vạch mức 2, 4, 6, 8, 10. Nhà sản xuất nồi cơm điện thiết kế thang đo với mục đích để cho người sử dụng có thể xác định được chính xác lượng nước cần nấu cơm là bao nhiêu.

Cách lường nước nấu cơm bằng thang đo

Cách lường nước nấu cơm bằng thang đo

Những con số ở thang đo có nghĩa là bạn đong bao nhiêu cốc gạo thì vạch nước sẽ dừng lại ở con số tương ứng. Ví dụ như: nếu như bạn nấu 2 cốc gạo thì lượng nước cho vào nồi sẽ ở mức 2. Tuy nhiên với cách này để đảm bảo chính xác thì bạn cần phải sử dụng chiếc cốc được cung cấp kèm theo nồi cơm điện.

Cách này sẽ đảm bảo độ chính xác hơn so với cách đong nước nấu cơm bằng tay. Cơm sẽ đảm bảo chín đều, không quá khô hay quá nhão.

Công thức 1 đốt ngón tay

Công thức đong nước nấu cơm bằng 1 đốt ngón tay hay còn được gọi là cách đo nước nấu cơm bằng lóng tay. Công thức này đã được lan truyền từ đời này sang đời khác và được rất nhiều người áp dụng. Tùy theo từng loại gạo khác nhau mà sẽ có tỷ lệ nước nấu khác nhau. Tuy nhiên với công thức 1 đốt ngón tay này, mọi người thường áp dụng chung cho tất cả các loại gạo.

Cách đong nước nấu cơm bằng tay

Cách đong nước nấu cơm bằng tay

Nghĩa là mọi người thường sử dụng mắt thường để có thể áng chừng được mức nước phù hợp theo công thức này. Nếu như lượng nước ở trong nồi ngập hết gạo khoảng chừng 1 đốt ngón tay thì có nghĩa là vừa đủ để cho nồi cơm thơm ngon và đủ nước rồi đó.

Trên thực tế cách này chỉ áp dụng được với một số loại gạo, còn với một số loại gạo khác như gạo nếp hay gạo lứt thì cần đảm bảo đong nước nấu chuẩn hơn. Tỷ lệ nước đúng chuẩn sẽ giúp cho việc nấu cơm nhanh chóng và ngon hơn rất nhiều.

Xem thêm:

Một số lưu ý khi nấu cơm bằng nồi cơm điện

Nấu cơm bằng nồi cơm điện rất đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên làm sao để nấu cơm ngon, không mất chất dinh dưỡng và giúp cho nồi hoạt động bền bỉ thì không phải ai cũng biết. Khi nấu cơm bằng nồi cơm điện người sử dụng cần lưu ý một số điều sau đây:

Lau khô nồi trước khi cho vào nấu

Nhiều người sau khi vo gạo thường cho luôn vào nấu mà không lau khô đáy nồi cơm điện. Việc làm này sẽ làm cho nồi cơm điện phát ra tiếng nảy lộp bộp trong quá trình nấu và làm ảnh hưởng đến chất lượng nồi. Việc lau khô nồi trước khi cho vào nấu sẽ giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le.

Lau khô nồi trước khi cho vào nấu

Lau khô nồi trước khi cho vào nấu

Không vo gạo trong nồi hoặc sử dụng dụng cụ sắc nhọn để xới cơm

Sử dụng những vật dụng sắc nhọn để xới cơm hoặc vo gạo ở trong nồi sẽ khiến cho lớp chống dính ở trong nồi có thể bị bong tróc. Từ đó dẫn đến gạo dễ dính ở đáy nồi, cơm dễ bị cháy, vệ sinh khó khăn và sự tiếp xúc của nồi với mâm nhiệt kém.

Không vo gạo trong nồi

Không vo gạo trong nồi

Không nên vo gạo quá sạch

Lớp ngoài gạo thường chứa lượng lớn vitamin B và chất dinh dưỡng khác. Nếu như bạn vo gạo quá kỹ thì sẽ làm mất đi lớp dinh dưỡng đó và mùi thơm của gạo. Do đó chỉ nên vo 1-2 lần để là sạch lớp bụi bẩn trên gạo.

Không vo gạo quá sạch

Không vo gạo quá sạch

Không mở nắp nồi khi vừa nhảy nút

Khi nồi cơm điện vừa chuyển từ chế độ nấu sang chế độ giữ ấm mà bạn mở nắp nồi thì hơi nóng theo đó sẽ thoát ra ngoài. Từ đó dẫn tới cơm không được tơi, đóng cục và chín không đều. Do đó khi nồi mới nhảy nút thì bạn nên để ủ cơm ít nhất 10 phút rồi mới mở nắp.

Không mở nắp nồi khi vừa nhảy nút

Không mở nắp nồi khi vừa nhảy nút

Bấm nút Cook nhiều lần

Nhiều người thường có thói quen bấm đi bấm lại nút Cook nhiều lần để cơm có cháy ngon hơn. Thế nhưng hành động này sẽ vô tình làm cho rơ le nhiệt bị bật đi bật lại liên tục. Từ đó sẽ làm giảm tuổi thọ của nồi cơm điện.

Không bấm nút Cook nhiều lần

Không bấm nút Cook nhiều lần

Sử dụng 2 tay đặt lòng nồi cơm điện

Dùng 2 tay đặt lòng nồi cơm điện để cho nồi và đĩa nhiệt được tiếp xúc với nhau tốt nhất. Nếu như bạn sử dụng 1 tay thì lực đặt lòng nồi không đều, dẫn tới méo rơ le, nhiệt tỏa cũng không đều. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ nồi và cơm chín không đều.

Sử dụng 2 tay đặt lòng nồi cơm điện

Sử dụng 2 tay đặt lòng nồi cơm điện

Hạn chế cắm điện chung với thiết bị có công suất cao

Bạn nên hạn chế cắm nồi cơm điện chung ổ cắm với những thiết bị khác có công suất cao. Để tránh tình trạng điện bị tăng và giảm áp đột ngột gây cháy nồi cơm điện.

Hạn chế cắm điện chung với thiết bị có công suất cao

Hạn chế cắm điện chung với thiết bị có công suất cao

Như vậy trên đây thongtinkythuat.com đã chia sẻ đến các bạn 2 cách đong nước nấu cơm bằng nồi cơm điện chuẩn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn và hỗ trợ bạn trong quá trình nấu nướng, giúp gia đình có được bữa cơm thơm ngon mềm dẻo.