Chỉ số bụi mịn là bao nhiêu thì an toàn cho sức khỏe?

17/11/2021 999

Chỉ số bụi mịn thường được dùng để đánh giá chất lượng không khí tại khu vực nơi bạn đang sống. Vậy đã biết chỉ số là bao nhiêu thì an toàn cho sức khỏe chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để cập nhật những kiến thức quan trọng về chỉ số này và cách nhận biết tình trạng môi trường hiện tại nhé!

Chỉ số bụi mịn là gì?

Chỉ số bụi mịn AIQ là viết tắt của từ tiếng Anh Air Quality Index. Đây là chỉ số được dùng để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. AIQ là thước đo để đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí. Nó sẽ cho chúng ta biết không khí xung quanh sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm ở mức độ nào.

Chỉ số bụi mịn là gì?

Chỉ số bụi mịn là gì?

Chỉ số AIQ càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người càng lớn. Chỉ số AIQ sẽ tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của con người gặp trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít phải không khí bị nhiễm bụi mịn.

Chỉ số bụi mịn an toàn là bao nhiêu?

Chỉ số bụi mịn sẽ được đánh giá theo từng cấp độ cụ thể. Mỗi quốc gia sẽ có thang đo chỉ số này là khác nhau. Xét theo thang đo chỉ số bụi mịn an toàn ở Việt Nam, ta có:

  • Chỉ số từ 0 – 50 (mức tốt): theo các chuyên gia, chỉ số nằm trong khoảng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Chỉ số từ 51 – 100 (mức trung bình): chỉ số này sẽ khuyến cáo một số đối tượng nhảy cảm như trẻ em, người già, người bị mắc bệnh đường hô hấp nên hạn chế thời gian ở ngoài để tránh hít phải bụi.
  • Chỉ số từ 101 – 200 (mức kém và xấu): những đối tượng thuộc nhóm nhạy cảm hạn chế đi ra ngoài.
  • Chỉ số từ 201 – 300 (mức rất xấu): tất cả mọi người hạn chế đi ra ngoài, chỉ nên ra ngoài khi thực sự cần thiết.
  • Chỉ số trên 300 (mức nguy hại): nếu như chỉ số bụi ở mức này thì các chuyên gia khuyên người dân nên ở trong nhà, không nên đi ra ngoài.
Chỉ số ô nhiễm không khí AQI

Chỉ số ô nhiễm không khí AQI

Như vậy chỉ số an toàn sẽ nằm trong khoảng từ 0 – 50. Tuy nhiên, khi ra ngoài hãy đảm bảo các biện pháp phòng tránh bụi và ô nhiễm môi trường tốt nhất để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm:

Chỉ số bụi mịn ở Việt Nam so với Thế Giới

Theo như đánh giá nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí tại Việt Nam hiện cao gấp 5 – 6 lần giá trị dựa theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Trong đó, chỉ số bụi mịn Hà Nội được đánh giá là cao nhất tại Việt Nam. Theo cập nhật mới nhất thì Việt Nam hiện đang thuộc Top 26 Quốc Gia có chất lượng không khí tệ nhất trên Thế Giới.

Mỗi Quốc Gia sẽ có thang đo AIQ riêng, tương ứng với tiêu chuẩn không thống nhất về chất lượng không khí của từng Quốc Gia.
Tại Canada sẽ có chỉ số Sức khỏe Chất lượng không khí. Chỉ số này sẽ cung cấp cho lời khuyên để có thể cải thiện được chất lượng của không khí. Bằng cách đề xuất các thay đổi để giảm thiểu vết cacbon.
Chỉ số sức khỏe Chất lượng Không khí tại Canada sẽ được tính theo thang đo từ 1 – 10+ để đánh giá mức độ rủi ro của chất lượng không khí liên quan đến sức khỏe. Đôi khi lượng không khí tại nước này ô nhiễm cao bất thường và con số có thể vượt quá 10.

Chỉ số bụi mịn tại Canada

Chỉ số bụi mịn tại Canada

Tại Hồng Kông có chỉ số Ô nhiễm không khí được thay thế bằng chỉ số Sức khỏe Chất lượng không khí. Chỉ số này cũng sử dụng thang đo từ 1-10+, gồm có 4 chất gây ô nhiễm không khí, đó là: bụi mịn (PM10 và PM2.50); ozon; sulfur dioxide và nitơ dioxide.

Đối với Hoa kỳ, chỉ số AIQ sẽ được phân bổ thành 6 cấp độ ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường tăng dần. Giá trị dưới 50 sẽ thể hiện không khí tốt và giá trị trên 400 là cực nguy hiểm, khuyến cáo mọi người không nên ra ngoài.

Chỉ số bụi mịn tại Hoa Kỳ

Chỉ số bụi mịn tại Hoa Kỳ

Tương tự, Tại Việt Nam cũng chia chỉ số AIQ thành 6 cấp độ giống như ở Hoa Kỳ. Cụ thể những con số sau đây có thể phản ánh được thực trạng ô nhiễm không khí tại nước ta:

Chỉ số bụi mịn tại Việt Nam

Chỉ số bụi mịn tại Việt Nam

Có thể thấy rằng chỉ số bụi mịn ở Việt Nam hiện nay đang thuộc Top cao trên Thế Giới và chỉ số này có xu hướng ngày càng tăng. Như vậy trên đây là một số thông tin quan trọng về chỉ số bụi mịn. Đừng quên cập nhật chỉ số này thường xuyên để biết được chất lượng không khí hiện tại và có cách phòng tránh tốt nhất, tránh gây nguy hại đến sức khỏe. Bên cạnh đó, hãy chung tay bảo vệ môi trường để có được một môi trường xanh – sạch – đẹp nhé.