Thế nào là bụi mịn? Bụi mịn sinh ra từ đâu?

14/11/2021 1008

Theo như thống kê của Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam nồng độ bụi mịn ở trong không khí ngày càng tăng cao nhất là ở những thành phố lớn. Nó gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường cũng như sức khỏe con người. Vậy bụi mịn là gì? Tại sao lại có sự xuất hiện của chúng? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để được giải đáp các thông tin chi tiết về loại bụi này nhé.

Bụi mịn là gì? Có những loại bụi mịn nào?

Bụi mịn còn được viết tắt là PM – Particulate Matter. Đây là những loại phân tử hữu cơ hoặc vô cơ bay lơ lửng trong không khí cùng với những chất khác như oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, cacbon monoxide, O3… gây ra tình trạng ô nhiễm không khí và gây tác động xấu đến sức khỏe của con người.

Bụi mịn

Bụi mịn là gì?

Bụi mịn có kích thước rất đa dạng, từ những phân tử nhỏ bé dường như vô hình với mắt thường cho đến những hạt bụi có thể nhìn thấy được. Kích thước của hạt bụi này thường được ghi sau chữ Pm và có đơn vị tính là µm (micromet). Sau đây là 3 kích thước của bụi thường gặp.

Bụi mịn Pm 2.5

Bụi mịn Pm 2.5 là gì? Đây là những hạt bụi có kích thước từ 1.0 – 2.5µm. Loại bụi Pm 2.5 được cảnh báo về khả năng gây hại đến sức khỏe con người lớn nhất vì nó có khả năng thâm nhập được vào máu thông qua đường hô hấp.

Người thường xuyên tiếp xúc với loại bụi này sẽ có nguy cơ bị khô mắt, hắt hơi, sổ mũi… Về lâu dài sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như giảm chức năng phổi, tim mạch, cao huyết áp…. Ngoài ra, bụi Pm 2.5 còn được mệnh danh là “sát thủ” đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh xơ gan, rối loạn chức năng gan và gây ra bệnh tiểu đường

Có những loại bụi mịn nào?

Có những loại bụi mịn nào?

Bụi mịn Pm10

Bụi mịn Pm10 là những hạt bụi có kích thước từ 2.5 – 10µm. Để có thể hình dung ra được kích thước của Pm10 thì bạn hãy lấy một sợi tóc minh họa. Mỗi sợi tóc của chúng ta sẽ có đường kính từ 50 – 70µm, do đó để có thể nhìn thấy Pm10 bằng mắt thường cũng rất khó. Loại bụi này cũng có mức độ nguy hiểm cao, thế nhưng vẫn không nguy hiểm bằng Pm2.5.

Tuy nhiên nếu như thường xuyên hít thở ở trong môi trường có loại bụi này sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, hen suyễn, viêm phế quản… Nó cũng có khả năng tác động đến cấu trúc ADN và gây biến đổi gen. Đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, gây tình trạng suy giảm trí nhớ, sinh non, thai chậm phát triển…

Bụi mịn Pm1.0

Pm1.0 thuộc loại siêu bụi mịn xuất hiện ở nước ta trong khoảng vài năm gần đây. Nó có kích thước siêu nhỏ (dưới 1µm) mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Ngoài những bệnh lý về đường hô hấp thì loại bụi này còn có khả năng tấn công phế nang dễ dàng, đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh. Nó có thể gây biến đổi cấu trúc ADN, gây suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người.

Xem thêm:

Bụi mịn sinh ra từ đâu? Dấu hiệu nhận biết bụi mịn

Bụi mịn có thể được hình thành từ các hiện tượng thiên nhiên như bụi đất hay hồ bóng. Thế nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra chúng chính là do các hoạt động hàng ngày của con người như:

  • Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, từ các phương tiện giao thông cơ giới…
  • Hoạt động của việc thi công các công trình xây dựng.
  • Bếp củi và các chất đốt khác.
  • Chất thải bị phân hủy.
  • Tại mỏ khai thác và chế biến than, đá, quặng.
  • Núi lửa và các đám cháy như cháy rừng.
  • Bụi đường.
Bụi mịn sinh ra từ đâu?

Bụi mịn sinh ra từ đâu?

Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được bụi mịn? Như đã nói ở trên, loại bụi này rất khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Do đó, để biết được chúng và tình trạng bụi đang ở mức nào thì người ta thường dùng chỉ số AQI (Air Quality Index)- chỉ số chất lượng không khí để đo lường. Chỉ số này sẽ thường xuyên được đo lường tại các đài quan trắc được đặt khắp nơi trên thế giới và cập nhật trên các website, ứng dụng, hoặc bạn cũng có thể theo dõi qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Người ta thường dựa vào chỉ số để đánh giá được chất lượng bụi theo từng khu vực. Bạn có thể tham khảo từng mức độ chỉ số, màu sắc qua ảnh sau đây để biết được khu vực mình đang trong tình trạng nào.

Bảng chỉ số bụi mịn để đánh giá chất lượng không khí

Bảng chỉ số bụi mịn để đánh giá chất lượng không khí

Bạn có thể xem qua website của IQAir bằng máy tính và điện thoại. Thông qua trang web bạn có thể nhanh chóng cập nhật được các chỉ số của bụi mịn và bảng xếp hạng mức độ các khu vực ô nhiễm. Từ đó biết cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Hoặc bạn cũng có thể xem chỉ số của loại bụi này thông qua các ứng dụng như dùng để đo lường được chất lượng ô nhiễm không khí như AirVisual hay PAM Air.

Như vậy trên đây là tất cả các thông tin về bụi mịn. Hy vọng thông qua bài viết trên đây bạn đã biết được thêm nhiều thông tin về loại bụi này và những tác hại nguy hiểm của nó. Để từ đó có nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu trước tác động xấu của ô nhiễm môi trường như hiện nay.