Đất mặn trồng cây gì cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển?

25/11/2021 2209

Tình trạng đất bị xâm nhập mặn ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế nhiều khu vực đã lựa chọn “sống chung với lũ” và trồng các loại cây phù hợp. Vậy đất mặn trồng cây gì? Các biện pháp cải tạo đất mặn hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đất mặn trồng cây gì cho kinh tế nông nghiệp phát triển?

Không phải không có loại cây nào có thể sinh trưởng trên đất nhiễm mặn. Tùy thuộc vào đặc điểm, độ nhiễm mặn của đất, độ chịu mặn của cây trồng, vẫn có thể canh tác trên đất mặn. Một số loại cây lương thực trồng được trên đất nhiễm mặn như:

  • Cây đậu phộng, cây lúa, dưa leo, tỏi, cà chua là những loại cây có thể trồng được trên đất nhiễm mặn thấp.
  • Cây củ cải đường, đậu nành, đậu đũa và bí xanh là những loại cây có thể sinh trưởng và phát triển trên đất nhiễm mặn trung bình.
Đất mặn trồng cây gì cho nền kinh tế phát triển?

Đất mặn trồng cây gì cho nền kinh tế phát triển?

Bên cạnh cây lương thực, có nhiều loại cây ăn trái với khả năng chịu mặn khác nhau cũng có thể sinh trưởng trên đất nhiễm mặn. Có thể chia một số loại cây ăn trái thành các nhóm cây chịu mặn như sau:

  • Nhóm cây chịu mặn trung bình bao gồm các loại cây cam, bưởi, quýt, xoài.
  • Nhóm các cây chịu mặn khá bao gồm các loại cây ổi, nho, mít, củ cải đường.

Một số biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng nhất hiện nay

Để có thể canh tác trên đất nhiễm mặn phải có biện pháp cải tạo đất phù hợp. Sau đây hãy cùng đến với một số biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng và phổ biến nhất ngày nay nhé!

Biện pháp canh tác cải tạo đất mặn

Một trong những biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng nhất phải kể đến là biện pháp thủy lợi. Người ta sử dụng biện pháp thủy lợi để cải tạo đất mặn vì những chất muối trong đất đều là chất muối hòa tan và dễ dàng rửa trôi. Có thể dễ dàng rửa đất mặn bằng nước mưa, nước thủy lợi ngọt hoặc các loại nước có chứa hàm lượng nhỏ chất Na.

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp thủy lợi

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp thủy lợi

Xem thêm:

Để đưa nước ngọt vào cải tạo đất mặn, cần thực hiện các bước sau:

  • Thực hiện dẫn nước ngọt vào ruộng.
  • Sau đó cày, bừa và sục bùn. Mục đích là để muối được hòa tan.
  • Ngâm ruộng rồi tháo nước ra các kênh mương hoặc ra sông.

Bên cạnh biện pháp thủy lợi, một biện pháp canh tác phổ biến nữa phải kể đến là cày sâu. Tác dụng chính của cày sâu là đưa các chất CaCO3, CaCO4 từ sâu trong đất lên mặt đất. Từ đó làm tơi xốp tầng đế cày của đất. Cày sâu là biện pháp cải tạo đất mặn dành cho các vùng khô hạn hay bán khô hạn.

Các yếu tố để xác định lượng nước rửa mặn cho đất bao gồm:

  • Độ mặn ban đầu của đất là bao nhiêu.
  • Độ sâu mà đất cần cải tạo.
  • Các đặc tính khác của đất.

Biện pháp sinh học cải tạo đất mặn

Các biện pháp sinh học thường dùng bao gồm:

  • Tuyển chọn các giống cây có khả năng chịu mặn và thực hiện lai tạo.
  • Xác định các loại cây lương thực, cây ăn quả có khả năng chịu mặn và mức độ chịu mặn khác nhau. Tùy từng giai đoạn và các vùng đất cải tạo sẽ có một loại cây trồng thích hợp.

Bên cạnh đó còn có thể xử lý rửa mặn bằng chế phẩm sinh học. Các chế phẩm sinh học sẽ giúp rửa đất nhiễm mặn, cải tạo và phục hồi đất hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp cây cải thiện các quá trình trao đổi nước và hút khoáng, duy trì nồng độ lân (P) trong đất.

Biện pháp luân canh cải tạo đất mặn

Luân canh cũng là một biện pháp được áp dụng phổ biến tại các vùng đất bị nhiễm mặn. Trồng luân canh có nghĩa là người nông dân sẽ giảm bớt vụ mùa trồng lúa lại, trồng 1 vụ lúa luân canh với nuôi trồng thủy hải sản hay nuôi tôm.

Điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời lại góp phần giúp cải tạo đất mặn hiệu quả. Cũng vì thế mà mô hình lúa – tôm là mô hình luân canh cải tạo đất mặn phổ biến.

Luân canh là biện pháp cải tạo đất mặn phổ biến

Luân canh là biện pháp cải tạo đất mặn phổ biến

Các khu vực hay sử dụng biện pháp luân canh là Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau, Bến Tre, các tỉnh miền tây nam bộ,… Những vụ mùa lúa – tôm đã đem đến thu nhập ổn định và lâu dài cho người nông dân. Tuy vậy, vẫn cần nghiên cứu mô hình luân canh mới tốt hơn bởi xâm nhập mặn sớm sẽ khiến vụ mùa lúa bị ảnh hưởng.

Biện pháp hóa học cải tạo đất nhiễm mặn

Trong những cách cải tạo đất mặn, sử dụng hóa chất cũng là một cách hiệu quả. Nguyên lý cơ bản trong cải tạo đất mặn là loại trừ Na+ có trong đất và thay thế bằng Ca2+. Với biện pháp hóa học, người ta thường sử dụng vôi hoặc các chất chứa canxi để cải tạo đất mặn. Biện pháp này có hiệu quả khá tốt và được người nông dân sử dụng phổ biến.

Trên đây là thông tin về đất mặn trồng cây gì cũng như các biện pháp cải tạo đất mặn phổ biến. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc các bạn tìm ra phương pháp cải tạo đất mặn phù hợp và loại cây trồng trên đất mặn để có một vụ mùa bội thu.