Độ ẩm của gạo là bao nhiêu? Tiêu chuẩn độ ẩm của gạo như thế nào?
26/11/2021 1287
Độ ẩm của gạo là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng gạo. Vậy độ ẩm của gạo là bao nhiêu? Các tiêu chuẩn đánh giá và sự ảnh hưởng của yếu tố này đến chất lượng gạo cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn đánh giá độ ẩm của gạo
Tầm quan trọng của việc đánh giá độ ẩm gạo
Các đại lý bán gạo, các cơ sở sản xuất, nhà máy sản xuất gạo với mục đích xuất khẩu cần nắm được chỉ số độ ẩm trong gạo. Điều này giúp cơ sở sản xuất nâng cao giá trị gạo mình bán, đồng thời hạn chế các rủi ro về an toàn.
Gạo là nguồn lương thực, thực phẩm chính trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt Nam. Độ ẩm của gạo cũng là yếu tố quyết định độ thơm, dẻo và ngon khi gạo được nấu lên.
Gạo có độ ẩm cao còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, không an toàn. Độ ẩm gạo cao còn tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc hoành hành, mối mọt tấn công.
Chính vì thế, người mua gạo cần phải xác định được độ ẩm để đảm bảo chất lượng gạo mua về.
Độ ẩm của gạo là bao nhiêu thì chuẩn?
Thông thường, tiêu chuẩn tối đa cho độ ẩm gạo là 14%. Nếu gạo ẩm hơn 14% thì chỉ có thể sử dụng tối đa trong 1 tháng. Sau thời gian đó gạo sẽ dễ bị nấm mốc.
Xem thêm:
- Độ ẩm của gạo là bao nhiêu? Tiêu chuẩn độ ẩm của gạo như thế nào?
- Thế nào là gạo mốc? Gạo mốc có nguy hiểm không?
Để nắm được độ ẩm của gạo, cần đo và kiểm tra thường xuyên bằng máy đo. Máy đo độ ẩm được coi là giải pháp phù hợp và cần thiết của nhà nông, nhất là với nhà sản xuất gạo chuyên nghiệp.
Máy đo độ ẩm gạo có thể đo được chính xác độ ẩm của gạo là bao nhiêu, bên cạnh đó còn có thể đo của nhiều loại nông sản khác (ngũ cốc, cà phê, đỗ tương,…)
Ảnh hưởng của độ ẩm đến chất lượng của lúa gạo
Độ ẩm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, độ ngon và thời gian sử dụng của gạo. Chính vì vậy, người ta thường đem gạo phơi khô sau khi thu hoạch để bảo quản gạo được lâu hơn.
Có 2 phương pháp phơi sấy phổ biến đó là: Phơi khô dưới nắng và sấy máy. Mục đích chính của phương pháp phơi sấy khô là giữ cho độ ẩm của gạo ở mức thích hợp nhất.
Để biết độ ẩm thích hợp của các loại hạt nói chung, cần phải biết thế nào là độ ẩm hạt. Đây là khái niệm chỉ hàm lượng nước trong hạt. Dựa vào độ ẩm, có thể chia thành:
- Hạt quá ẩm: Là hạt có độ ẩm > 17%. Đặc điểm dễ nhận biết đó là hạt thóc khi cắn sẽ thấy bở và mềm. Hạt quá ẩm sẽ liên kết chặt chẽ với vỏ trấu làm quá trình xay xát khó khăn hơn, gây hiện tượng “bó cám”. Hạt quá ẩm làm giảm khả năng lọc tạp chất và quá trình làm sạch gạo cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Hạt quá khô: Là hạt có độ ẩm < 14%. Đặc điểm của hạt khô là có độ tan rời lớn, dễ dàng sàng, hạt giòn, dễ bị vỡ nát trong quá trình xay xát làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng gạo.
- Hạt khô trung bình: Là hạt có độ ẩm nằm trong khoảng từ 14 – 15.5%. Đây là độ ẩm thích hợp nhất cho việc xay xát thóc và đem lại chất lượng hạt tốt.
Cách bảo quản gạo để tránh tình trạng gạo bị ẩm mốc
Có nhiều cách bảo quản gạo để giúp gạo tránh được hiện tượng mối mọt và ẩm mốc. Dưới đây là một số cách phổ biến nhất:
Bảo quản bằng tỏi: Với cách này, bạn có thể cho vài tép tỏi đã bóc vỏ đặt lên trên gạo. Gạo được cho trong thùng nhựa hay thùng to có nắp để bảo quản. Sau khi đặt tỏi lên thì đậy nắp thùng thật kín. Tùy vào số lượng gạo mà có thể lựa chọn lượng tỏi phù hợp.
Bảo quản bằng tải hay túi bóng kín. Cách bảo quản bằng tải thường được sử dụng ở các đại lý và cơ sở sản xuất với quy mô và số lượng gạo lớn. Còn túi bóng kín thường được các gia đình sử dụng để bảo quản gạo.
Bên cạnh đó, cần để gạo cách ít nhất 20cm so với mặt đất để giữ cho gạo được khô, tránh ẩm ướt. Đặc biệt vào mùa nồm, nếu để gạo sát mặt đất gạo sẽ dễ bị mốc, nấm tấn công, gây hư hại gạo.
Lựa chọn địa điểm bảo quản gạo phù hợp như trong kệ bếp, tủ đối với hộ gia đình. Tránh để gạo ở nơi có ánh nắng trực tiếp, nơi có nhiệt độ cao hay nơi nồm ẩm. Để ở những nơi này sẽ khiến gạo bị giảm chất lượng, hương vị và độ ngon cũng như chất dinh dưỡng không còn được duy trì.
Trên đây là thông tin mà Thongtinkythuat.com cung cấp về độ ẩm của gạo cũng như tiêu chuẩn đánh giá, các cách bảo quản gạo phổ biến. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc các bạn luôn bảo quản gạo được tốt để gia đình có những bữa ăn ngon miệng.
Bên cạnh máy đo độ ẩm gạo, để được tư vấn về các loại máy đo độ ẩm khác như máy đo độ ẩm gỗ , đồng hồ đo nhiệt độ và độ ẩm, máy đo độ ẩm nông sản bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:
- Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335
- Website: Maydochuyendung.com
- Địa chỉ: HÀ NỘI – 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội. TP.HCM – 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.