Thế nào là gạo mốc? Gạo mốc có nguy hiểm không?

28/11/2021 2399

Nếu không bảo quản gạo đúng cách thì sau một thời gian, gạo sẽ có hiện tượng mốc. Vậy dấu hiệu nào cho thấy gạo bị mốc? Gạo mốc có nguy hiểm không? Hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết gạo bị mốc

Gạo mốc là những loại gạo để lâu ngày hoặc bị nhiễm ẩm khiến gạo chuyển màu vàng đục, sau là màu xanh. Không chỉ ảnh hưởng đến độ ngon của gạo, gạo mốc còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm có thể gây bệnh cho người ăn. Vậy lý do nào khiến gạo bị mốc?

Nguyên nhân gạo mốc

Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gạo bị mốc có thể kể đến như:

  • Gạo được để trong môi trường có độ ẩm cao.
  • Bảo quản gạo không tốt để nước lọt vào trong gạo.
  • Không bảo quản gạo trong nơi kín khi không sử dụng gạo thường xuyên.

Dấu hiệu nhận biết gạo mốc

Gạo bị mốc sẽ có những dấu hiệu điển hình là: Có màu ngà ngà, vàng đục. Sau một thời gian, gạo sẽ đổi màu sang màu xanh hoặc nâu của nấm mốc. Bạn có thể so sánh màu sắc của gạo mốc với gạo thông thường: Gạo thông thường có màu trắng đẹp mắt, không bị chuyển màu.

Gạo mốc thường có màu vàng đục, sau đó chuyển màu xanh

Gạo mốc thường có màu vàng đục, sau đó chuyển màu xanh

Gạo bị mốc còn có mùi khác biệt, hôi, khó chịu, không được thơm như gạo bình thường.

Bạn cần chọn loại gạo trong bao bì kín để tránh chọn nhầm gạo bị mốc. Mua gạo nên có đầy đủ các thông tin như địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng, có được cấp giấy phép lưu hành không. Điều này sẽ giúp đảm bảo bạn mua được gạo chất lượng, tránh tình trạng nấm mốc không an toàn.

Ngoài ra để kiểm tra chất lượng gạo, ta có thể sử dụng máy đo độ ẩm lúa gạo để kiểm tra

Có thể bạn quan tâm:

Có ăn được gạo mốc không?

Gạo mốc nói riêng và các thực phẩm bị nấm mốc nói chung thường sản sinh ra chất rất độc aflatoxin. Chất này không bị phân hủy ở nhiệt độ thường, chỉ có thể suy giảm khi được nấu ở nhiệt độ 120°C trong 30 phút.

Ăn gạo mốc có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm

Ăn gạo mốc có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm

Vì sao nói chất aflatoxin là chất rất độc? Lý do bởi chất này là nguyên nhân của hàng loạt các hội chứng ngộ độc như nôn mửa, đau bụng, co giật, hôn mê, sưng phổi, tích mỡ ở tim, gan, thận, phù não và hàng loạt các triệu chứng khác. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn gạo mốc.

Cách xử lý gạo bị mốc đơn giản

Gạo bị mốc phải làm sao? Có nên đổ hết đi? Câu trả lời là không. Bạn vẫn có thể tiếp tục ăn nếu biết cách xử lý đúng. Xử lý gạo mốc khá đơn giản, nếu phần gạo bị mốc chỉ chiếm một phần nhỏ, bạn hoàn toàn có thể bỏ phần gạo này đi và tiếp tục sử dụng phần gạo còn lại vì chúng chưa bị lây ẩm.

Cách xử lý gạo bị mốc đơn giản

Cách xử lý gạo bị mốc đơn giản

Tuy nhiên, với phần gạo còn lại, bạn cần đem phơi khô dưới nắng để loại bỏ ẩm. Sau khi gạo khô hoàn toàn, cần cất, bảo quản tại nơi khô ráo, tránh các môi trường có độ ẩm cao, không kín. Bên cạnh đó cũng tránh để gạo trực tiếp dưới ánh mặt trời.

Còn một cách để khử mùi của gạo mốc là đem vo sạch rồi đem phơi. Tuy nhiên không khuyến khích thực hiện các cách khử này để tiếp tục sử dụng gạo mốc vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Hướng dẫn cách chọn mua và bảo quản gạo an toàn

Cách chọn mua gạo

Để tránh mua phải gạo mốc, gạo kém chất lượng, bạn cần tìm đến những nơi uy tín để mua gạo. Một số lưu ý khác khi mua gạo là:

  • Mua thêm túi kín để lưu trữ. Nguyên nhân bởi gạo dễ hút ẩm nên dễ xảy ra hiện tượng mọt và nấm mốc.
  • Nếu gia đình bạn thường mua lượng gạo lớn (10kg trở lên mỗi lần mua) thì cần có vật dụng đựng gạo có kích thước vừa để trữ gạo. Lưu ý không sử dụng các loại thùng sơn, thùng chứa hóa chất đựng gạo, gây nguy cơ gạo bị nhiễm hóa chất, không an toàn cho người sử dụng.

Cách bảo quản gạo

Gạo để lâu khiến chất lượng gạo suy giảm, gây ra tình trạng mối mọt và nấm mốc. Gạo kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến độ ngon của gạo mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe người dùng.

Vì vậy, bên cạnh việc chọn mua gạo đảm bảo, bạn cần phải biết cách bảo quản gạo để tránh hiện tượng gạo bị mốc. Bảo quản gạo còn giúp kèo dài thời gian sử dụng gạo lâu hơn.

Cần bảo quản gạo để tránh hiện tượng gạo bị mốc

Cần bảo quản gạo để tránh hiện tượng gạo bị mốc

Một số cách bảo quản gạo phổ biến như sau:

  • Các vật dụng chứa gạo (thùng, bao, bị,…) trước khi chứa phải được vệ sinh sạch sẽ, lau hoặc phơi thật khô.
  • Bảo quản gạo ở nơi thoáng, khô ráo để gạo không bị mốc. Cần lưu ý tránh không để gạo ở nơi có độ ẩm cao hoặc để gạo trực tiếp trên đất sẽ dễ bị mọt.
  • Tránh không để gạo dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Có thể để gạo trong ngăn mát tủ lạnh nếu mua gạo với số lượng ít.

Trên đây là thông tin chung về gạo mốc, cách phân biệt với gạo bình thường và cách bảo quản gạo an toàn, đảm bảo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, chúc gia đình bạn lựa chọn được gạo ngon và bảo quản gạo đúng cách để giữ cho chất lượng gạo được bền lâu.

Để được tư vấn về các loại máy đo độ ẩm như máy đo độ ẩm gỗ, đồng hồ đo nhiệt độ độ ẩmmáy đo độ ẩm nông sản bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau:

  • Hotline: Hà Nội: 0904 810 817 – TP.HCM: 0979 244 335
  • Địa chỉ: HÀ NỘI – 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội. TP.HCM – 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11.