Hậu quả của hiệu ứng nhà kính đem lại nguy hiểm như thế nào?
18/11/2021 1579
Theo các tổ chức môi trường Thế Giới cho biết Trái Đất của chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính. Vậy những hậu quả hiệu ứng nhà kính gây ra cho hệ sinh thái nói chung và loài người nói riêng như thế nào? Hãy cùng Thongtinkythuat.com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Kể tên một số hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình hiện nay
Nước biển dâng do băng tan
Hậu quả đầu tiên phải kể đến là hiện tượng băng tan dẫn đến mực nước biển dâng cao trong vài năm trở lại đây. Bản chất của hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí trên Trái Đất nóng lên do các bức xạ hồng ngoại của mặt trời gây ra. Khi nhiệt độ của Trái Đất nóng dần lên sẽ khiến cho thể tích nước bị dãn nở và dẫn đến hiện tượng băng tan ở 2 cực.
Theo như các báo cáo của WMO (tổ chức khí tượng Thế Giới) cho biết, mỗi năm mực nước biển dâng lên trung bình khoảng 1mm. Tuy nhiên từ những năm 1971 cho đến nay thì con số này đã tăng thành 2,3 cm. Trong giai đoạn từ năm 1985 – 2005 lượng băng tan đo được ở hai cực của Trái Đất là 5000 tấn/ giây.
Tồn tại một kịch bản rất xấu mà các nhà khoa học này dự đoán là nếu như toàn bộ băng ở Greenland tan chảy hết, thì mực nước biển trên toàn thế giới sẽ tăng thêm 6m. Như vậy đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 400 triệu người phải hứng chịu cảnh ngập lụt khi sinh sống tại ven biển vào cuối thế kỷ này.
Hiện tượng cháy rừng tự phát
Hiệu ứng nhà kính khiến cho điều kiện khí hậu trên Trái Đất trở nên nóng hơn và khô hơn, đây là nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy rừng tự phát đặc biệt là các vụ cháy rừng lớn trong những năm gần đây.
Vụ cháy rừng lớn nhất phải kể đến đó là thảm họa cháy rừng khủng khiếp tại Úc vào đầu năm 2020 đã khiến cả thế giới kinh hoàng. Vụ cháy rừng này đã khiến cho 8 triệu ha đất bị thiêu rụi, có hơn 1800 ngôi nhà và hàng ngàn cơ sở vật chất khác bị thiêu cháy.
Ngoài ra trong năm 2019 và 2020 cũng ghi nhận hơn 200 đám cháy lớn nhỏ khác trên lục địa Đại Tây Dương và có ít nhất là 74.155 vụ cháy rừng ở Brazil. Nghiêm trọng nhất là ½ trong số các đám cháy này xảy ra ở Amazon nơi được coi là lá phổi xanh của Trái Đất. Đã có hơn 30 triệu người bị ảnh hưởng và rừng Amazon thì đang đà suy giảm mạnh.
Có thể bạn quan tâm: Hiệu ứng nhà kính: Tìm hiểu định nghĩa, nguyên nhân và thực trạng
Biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học, các chuyên gia khí hậu trên Thế Giới đều khẳng định rằng tất cả những nguyên nhân làm gia tăng khí nhà kính đã gây nên tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay. Biến đổi khí hậu có thể có tác động giới hạn trong một khu vực nhất định hoặc có ảnh hưởng đến toàn cầu, điều này còn phụ thuộc và mức độ nghiêm trọng của nó
Năm 2019 cũng là năm được xem là năm kỷ lục nóng nhất trong lịch sử của các đại dương. Từ năm 2018 nhiệt độ của các đại dương đã cao hơn 0,075 độ so với mức nhiệt trung bình ở giai đoạn 1981 – 2010. Điều này đồng nghĩa với việc là Trái Đất của chúng ta đã hấp thụ 228 Zetta Joules (Joule đọc là Jun là đơn vị đo năng lượng). Điều này đủ để khiến cho Trái Đất của chúng ta hứng chịu hàng loạt các thảm cảnh của biến đổi khí hậu.
Ngập lụt và hạn hán
Theo các nhà khoa học của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu) nguyên nhân dẫn đến gập lụt và hạn hán là do khí nhà kính đã làm hệ sinh thái bị biến đổi, dẫn đến nhiều khu vực bị hạn hán, nhiều khu vực khác lại mưa to ngập úng thường xuyên.
Trong hai năm 2019 – 2020 Trung Quốc đã chứng kiến những trận mưa lớn kéo dài mà hậu quả của nó là gây ra ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều khu vực. Chỉ trong hơn 1 tháng đã có hơn 19 triệu người dân thuộc 26 tỉnh thành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có hơn 1.5 triệu ha hoa màu đã bị tàn phá, ước tính tổng thiệt hại về kinh tế lên đến 6 tỷ USD.
Còn Châu Âu vào năm 2018 cũng bước vào thời kỳ hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn trong vòng 250 năm qua. Nếu không có những cải thiện tốt hơn trong tương lai thì các đợt hạn hán sẽ tăng gấp 7 lần vào nửa cuối thế kỷ 21. Dự tính có đến 40 triệu ha đất bị khô cằn, chiếm 60% đất trên toàn khu vực.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính gây ra là gì?
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng nhất phải kể đến đó là hiện tượng biến đổi khí hậu và nó gây nên các tác động nguy hiểm đến hệ sinh thái và con người, trong đó có thể kể đến như:
Nguồn nước
Khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên sẽ khiến quá trình bốc hơi của nước bị rút ngắn rất nhiều, hiện tượng này là nguyên nhân chính dẫn đến những thiên tai nghiêm trọng như: Mưa to, lũ quét, sạt lở đất tại nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó mất cân bằng nước sẽ gây ra tình trạng khô hạn ở nhiều nơi khác làm thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.
Đối với Sinh vật
Sự nóng lên của Trái Đất cũng làm thay đổi điều kiện sống của nhiều loài động vật đang sinh sống trên Trái Đất. Những loài sinh vật nào có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu mới sẽ có khả năng sống sót, với những loài sinh vật không thích ghi kịp sẽ bị tuyệt chủng. Tình trạng thiếu nơi sinh sống, thiếu thức ăn do diện tích bị thu hẹp từ hoạt động phá họa của con người và biến đổi khí hậu cũng khiến cho các loài sinh vật chết đi.
Sức khỏe con người
Khí hậu biến đổi khiến cho con người khó mà thích ghi kịp, khi môi trường sống bị ảnh hưởng tình trạng sức khỏe của chúng ta cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sức đề kháng kém dẫn đến nhiều bệnh tật xâm nhập, nhiều loại virus, dịch bệnh mới xuất hiện như dịch Covid 19 đe dọa đến sự sống còn của toàn nhân loại.
Tài nguyên và sự sống gần biển
Như đã nói ở trên, băng tan ở các vùng cực sẽ làm cho mực nước biển tăng cao hơn 1m. Khi nhiệt độ tăng lên thể tích nước cũng dãn nở theo và mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 – 1,4m. Đặc biệt theo kịch bản về biến đổi khí hậu nước ta được dự đoán là cũng sẽ mất đi 2 khu vực là: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nếu như tình trạng biến đổi khí hậu vẫn còn diễn ra với tốc độ như hiện nay.
Nông lâm nghiệp
Ngành nông lâm nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi biến đổi khí hậu khiến cho thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đến cây trồng. Ngoài ra thiên tai, bão lũ, hạn hán cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn cho nông lâm nghiệp.
Thiên nhiên
Hiệu ứng nhà kính tác động rất lớn đến hệ sinh thái và thiên nhiên và gây ra nhiều biến đổi lớn như: Sa mạc thì ngày càng mở rộng, đất đai thì bị xói mòn, hạn hán ngày càng nặng, lượng mưa mỗi năm tăng thêm 7 – 11%. Mùa đông ngày càng ẩm, mùa hè thì ngày càng khô. Khu vực khí hậu nhiệt đới càng ẩm ướt còn vùng khô á nhiệt đới thì ngày càng hạn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được hậu quả nghiêm trọng mà hiệu ứng nhà kính gây ra cho con người và hệ sinh thái. Hãy cùng chung tay để bảo vệ Trái Đất, bảo vệ chính môi trường sống chúng ta bằng những hành động thiết thực nhằm ngăn chặn những hậu quả mà hiện tượng này mang lại nhé!