Hiệu ứng nhà kính: Tìm hiểu định nghĩa, nguyên nhân và thực trạng

18/11/2021 1571

Hiệu ứng nhà kính đang là một trong những vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu và được toàn xã hội quan tâm. Vậy hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, thực trạng hiệu ứng khí nhà kính ra sao? Hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính được định nghĩa là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ hồng ngoại phản xạ từ trên bề mặt trái đất khi được ánh sáng mặt trời chiếu vào. Sau đó chúng phân tán nhiệt năng lại cho Trái Đất. Khí nhà kính ở mức độ vừa đủ sẽ giúp cân bằng nhiệt lượng cho trái đất, thế nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính là gì?

Các khí nhà kính trên trái đất hiện nay chủ yếu bao gồm có: CH4, N2O, O3, hơi nước, CO2, và các khí CFC. Những loại khí này có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ của trái đất, nếu không có chúng thì nhiệt độ của trái đất có thể lạnh hơn hiện tại là khoảng 33 °C tượng ứng với 59 °F.

Thế nào là hiệu ứng nhà kính?

Vậy thế nào là hiệu ứng nhà kính? Bạn có thể hiểu đơn giản đây là hiện tượng không khí trên trái đất nóng dần lên bởi các bức xạ hồng ngoại của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển. Tại đây mặt đất sẽ hấp thu lượng nhiệt từ bức xạ theo những đường sóng dài đi vào khí quyển làm cho không khí trên trái đất nóng dần lên.

Tại sao gọi là hiệu ứng nhà kính?

Tại sao gọi là hiệu ứng nhà kính?

Hoặc dễ hiểu hơn bạn có thể hình dung đến một ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng kính, khi mặt trời chiếu vào ngôi nhà này, năng lượng hấp thu và tỏa ra từ nó sẽ khiến cho toàn bộ không gian bên trong nhà kính nóng lên. Hiện tượng này để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của con người.

Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là gì?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay chủ yếu là do khí CO2, mà cơ chế hoạt động cụ thể như sau:

  • Khi các bức xạ ánh sáng của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển của trái đất sẽ bị mặt đất hấp thu. Lúc này chúng sẽ phản chiếu lại các bước sóng dài và vào lại khí quyển để CO2 hấp thụ giúp tăng lượng nhiệt bên trong trái đất.
  • Cơ chế này được ví như một tấm kính lớn ngăn cho không khí nóng bên trong không thể thoát ra bên ngoài, điều này gây ra cảm giác nóng, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống của chúng ta.
Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là gì?

Những tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tạo ra khí nhà kính

Một số tác động gây nên sự tăng nồng độ CO2 trong không khí phải kể đến như:

  • Các hoạt động hô hấp của động vật và con người.
  • Thiên tai tự nhiên như: núi lửa, cháy rừng…
  • Các hoạt động sản xuất của con người từ nhà máy, các hoạt động đốt cháy nhiên liệu, phương tiện giao thông….

Tất cả những hoạt động thải ra khí CO2 trên đã tác động tiêu cực đến khí hậu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Và mới đây nhất các nhà khoa học đã ước tính rằng nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm khoảng 1,5 đến 4,5 độ C trong vài thập kỷ nữa.

Kể tên một số khí khác gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Ngoài CO2 thì còn có các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính khác có thể kể đến như: CFC, CH4, SO2, halogen, metan và hơi nước.

Một số khí khác gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Một số khí khác gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính

  • Đầu tiên phải kể đến khí CFC đây là nguyên nhân chính gây thủng tầng ozon. Đây là chất được hình thành do các hoạt động của núi lửa, quá trình đốt nhiên liệu như than, dầu mỏ, quặng sunfua… Đây cũng là các chất gây hại cho sức khỏe con người gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, bệnh phổi.
  • Khí N2O hay còn có tên gọi là Nitơ oxit là chất được sinh ra trong các hoạt động nông nghiệp và trong quá trình đốt hóa thạch,quá trình nitrat hóa phân bón. Mỗi năm nồng độ khí này lại tăng từ  0,2% – 3%.
  • Khí CH4 hay khí metan là khí được sinh ra trong quá trình lên men ở đường ruột ở một số loài động vật như cừu, hay do cháy rừng và các loại khí đốt tự nhiên.
  • Khí SO2 hay Đioxit Sunfua là chất được hình thành do quá trình đốt nhiên liệu quạng sunfua, than, dầu và hoạt động tự nhiên của núi lửa…

Thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 nơi mà tất cả con người và các loài sinh vật phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính. Trong một vài năm trở lại đây, con người đã và đang chứng kiến các đợt nắng nóng khủng khiếp lên đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ. Hay nhiệt độ lên đến 41 độ C ở những xứ lạnh như ở Canada châu Âu và Mỹ… hiện tượng thời tiết mà trước nay chưa từng có.

Nồng độ khí nhà kính tăng kỷ lục

Tổ chức khí tượng thế giới gọi tắt là WMO đã nói rằng lượng khí nhà kính và nồng độ khí CO2 đang khiến trái đất nóng lên nhanh chóng. Vào năm 2018 đã đạt mức kỷ lục cao hơn rất nhiều so với nồng độ trung bình của 10 năm gần đây.

hình ảnh về hiệu ứng nhà kính

Nồng độ khí nhà kính tăng kỷ lục

Trong đó nồng độ khí CO2 tăng từ năm 2017 đến 2018 khiến cho nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 đến 3 độ C, và mực nước biển đã dâng cao thêm từ 10 đến 20 m. Chỉ riêng nồng độ khí CO2 trong những năm gần đây đã vượt ngưỡng tượng trưng của năm 2015 là 400 ppm (ppm là viết tắt của part per million – đơn vị để đo mật độ đối với thể tích, khối lượng cực kỳ thấp), tăng gấp 147% so với khoảng thời gian trước những năm 1780.

Thực trạng đáng báo động trong năm 2020 đầu năm 2021 trong báo cáo của WMO cho thấy lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính trên bầu khí quyển tiếp tục đạt kỷ lục trong năm 2019, 2020 bất chấp tất cả các biện pháp hạn chế liên quan đến cuộc chiến chống lại Covid 19 đã và đang diễn ra.

Thảm họa thiên nhiên phức tạp

Cũng theo WMO, nhiệt độ của trái đất đã tăng ít nhất là 1 độ C chỉ trong 3 năm qua, cùng với đó là mực nước biển dâng cao, các thiên tai như cháy rừng nghiêm trọng diễn ra tại nhiều quốc gia hay các kiểu thời tiết cực đoan gây thiệt hại về người và của ngày càng nhiều. Bên cạnh đó các đợt nắng nóng kéo dài cùng với các cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp xuất hiện tần suất ngày một dày hơn và diễn ra phức tạp hơn.

Thảm họa thiên nhiên diễn ra phức tạp

Thảm họa thiên nhiên diễn ra phức tạp

Ngoài ra những công bố mới nhất ngay trước thềm Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 vào tháng 11/2021 vừa qua đã một lần nữa khẳng định hậu quả nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu gây ra. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên là nguyên nhân chính khiến mực nước biển dâng cao. Trong năm 2020 cả Thế Giới đã chứng kiến ​​mức nước biển dâng cao mới, đây là năm thứ 9 liên tiếp chúng ta ghi nhận điều này.

Điều này đã cảnh báo một hồi chuông cho toàn nhân loại về tình trạng biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt đang diễn ra hàng năm. Con người nếu không có các biện pháp kịp thời nhằm khắc phục hiệu ứng nhà kính thì có thể trong nhiều năm tới sẽ đứng trước nguy cơ tồn vong của nhân loại.

Trên đây là những chia sẻ của Thongtinkythuat.com về những vấn đề liên quan đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề môi trường này và có những giải pháp khắc phục hiệu quả, bảo vệ chính ngôi nhà chung của con người. Cùng chung tay bảo vệ trái đất được xanh tươi, an toàn và hạnh phúc nhé!