Khí CO là gì? Khí CO có độc không? Tác hại của khí CO

29/04/2023 358

Cacbon monoxit là loại khí nguy hiểm bởi khó có thể cảm nhận được sự có mặt của nó từ khói xe, thuốc lá, bếp than, lò sưởi… Vậy khí CO là gì? Khí CO có độc không? Tác hại của khí CO trong đời sống. Hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khí CO là gì?

CO là công thức hóa học của loại chất ký không màu, không mùi có tên tiếng Anh là Carbon Monoxide (hay còn gọi là Cacbon Monoxit). Cacbon oxit có công thức phân tử là CO và phân tử khối là 28.

Đây là kết quả của sự cháy không hoàn toàn giữa carbon và các hợp chất chứa carbon. Ngoài ra, khí CO còn có một số tên gọi khác như là: khí than, oxide carbon, cacbon oxit.

Khí CO là gì

Khí CO là gì?

Khí CO có độc không?

Ở nồng độ thấp khí CO không độc. Tuy nhiên, khi nồng độ CO trong không khí tăng lên, nó trở nên độc hại đối với con người. CO được tạo ra do quá trình đốt cháy không hoàn toàn từ các chất khác nhau. Trong đó: xăng, dầu diesel, than đá, gỗ và chất thải rắn,…

CO được nhận định là chất độc hại nhất trong khí thải ô tô và các thiết bị đốt cháy khác.

Tác hại của khí CO

Bạn nên tìm hiểu tác hại của khí Co để có phản ứng nhanh nếu hít phải khí CO. Bởi khí CO sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn rất nhiều nếu hít phải lượng khí lớn. Cụ thể:

Ngộ độc, ảnh hưởng sức khoẻ khi hít phải CO

Khí CO là một chất độc hại và có thể gây độc cho người và động vật. Trong quá trình hít thở, CO kết hợp với hemoglobin trong máu, làm cho nồng độ oxy trong máu giảm xuống và ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan và tế bào trong cơ thể.

Khí CO là gì

Tác hại của khí CO

Các triệu chứng ngộ độc khí CO bao gồm nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở và mất ý thức. Hít phải một lượng lớn CO dẫn đến thiếu oxy trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

Gây ô nhiễm không khí

CO cũng có thể gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Khí CO được hình thành trong quá trình đốt cháy như đốt than, xăng, dầu và khí đốt trong xe cộ và nhà máy công nghiệp.

Gây ra tai nạn giao thông

Khí CO cũng là một nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, đặc biệt là khi người lái xe lái xe trong các khu vực kín, không thông gió đủ hoặc khi phương tiện bị hư hỏng.

Xem thêm: Máy đo khí thải có báo động được các khí cháy nổ không?

Cách nhận biết khí CO

Khí CO không mùi, không màu, không vị, nên người thường khi chưa hiểu về khí CO sẽ rất khó nhận biết. Dưới đây là một số cách nhận biết khí CO, bạn có thể tham khảo và ứng dụng trong đời sống.

  • Cảm nhận bằng cơ thể: Khi bị ngộ độc CO, bạn có thể cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt và khó thở.
  • Sử dụng máy đo khí CO: Hiện nay, có nhiều loại máy đo khí CO trên thị trường tiện lợi, nhanh chóng. Thiết bị này hoạt động bằng cách sử dụng cảm biến để đo nồng độ khí CO trong không khí. Loại máy đo khí này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp và xây dựng.
Khí CO là gì

Cách nhận biết khí CO

  • Dùng thẻ thử khí CO: Đây là một loại thẻ màu, có thể được sử dụng để kiểm tra nồng độ khí CO trong không khí. Khi cho thẻ tiếp xúc với khí CO, màu thẻ sẽ thay đổi, cho biết mức độ nồng độ của khí CO trong môi trường.
  • Máy báo khí CO: Là một loại thiết bị giúp báo động khi nồng độ khí CO trong không khí vượt quá mức an toàn. Báo khí CO thường được sử dụng trong các gia đình và các căn hộ chung cư để bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Top 5 máy đo khí co tốt nên mua nhất hiện nay

Nồng độ khí CO cho phép

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn nồng độ khí CO theo các mức độ và biểu hiện tương ứng. Cùng theo dõi chi tiết trong bảng dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn Thời gian Biểu hiện
0-1 ppm Mức không khí bình thường.
9 ppm Chất lượng không khí trong nhà đạt ngưỡng cho phép tối đa
35 ppm 8 hours Mức độ trung bình cho phép tại nơi làm việc theo tiêu chuẩn OSHA Mỹ.
50 ppm 8 hours Mức độ trung bình tối đa tiếp xúc tại nơi làm việc theo tiêu chuẩn OSHA Mỹ.
0.01%(100 ppm) 2~3hours Đau đầu nhẹ. Sơ tán người nếu không gian có nồng độ vượt quá 100 ppm cho mỗi giới hạn tiếp xúc OSHA.
0.04%(400 ppm) 1~2 hours Nhức đầu xảy ra trong 2,5 giờ đến 3,5 giờ.
0.08%(800 ppm) 45-min Chóng mặt, buồn nôn, chuột rút (co giật)
0.16%(1600 ppm) 20-min Nhức đầu, chóng mặt và sẽ chết trong vòng 2 giờ.
0.32%(3200 ppm) 5~10 min Nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa và sẽ chết trong 30 phút.
0.64%(6400 ppm) 1~2 min Nhức đầu, chóng mặt và sẽ chết trong vòng 10 đến 15 phút.
1.28%(12800 ppm) 1~3 min Gây tử vong.

 

Trên đây là những thông tin, kiến thức về khí CO là gì? Khí có có độc không? Tác hại của khí CO. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thể hiểu biết thêm và áp dụng vào trong đời sống. Nếu bạn có nhu cầu sở hữu máy đo khí CO chính hãng, chất lượng và bảo hành lâu dài, hãy đến ngay website: maydochuyendung.com của chúng tôi. Hoặc gọi đến Hotline Hà Nội: 0866 421 463 – Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết nhất!