Máy thủy bình là gì? Cấu tạo, công dụng và cách đo
09/06/2022 548
Bạn đang tìm hiểu về máy thủy bình để phục vụ cho công việc? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về dòng sản phẩm này bao gồm: khái niệm máy thủy bình là gì, cấu tạo máy thủy bình, công dụng của nó và các loại phổ biến hiện nay,… Nếu quan tâm, hãy cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về máy thủy bình
“Máy thủy bình là gì?” hay “máy thủy bình laser là gì?” đang là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về sản phẩm này.
Thực chất máy thủy bình (hay máy thủy chuẩn) là một thiết bị chuyên dụng dùng trong khảo sát và xây dựng nhằm mục đích đo chênh lệch độ cao giữa các điểm trên mặt đất, đo hoặc xác minh các điểm trong cùng một mặt phẳng nằm ngang trong quá trình san lấp mặt bằng để thiết lập độ cao tương đối của các vật thể hoặc điểm đã được đánh dấu.
Độ chính xác của máy thủy chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó độ nhạy bén của ống thăng bằng dài và độ phóng đại của ống kính được xem là hai yếu tố quan trọng nhất.
Cấu tạo của máy thủy bình
Cấu tạo máy thủy bình bao gồm 2 bộ phận chính là bộ phận ngắm và bộ phận cân bằng máy:
- Bộ phận ngắm bao gồm: ống kính, vật kính, thị kính và ốc điều quang.
- Bộ phận cân bằng máy: là bộ phận đặc trưng cho các dòng máy thủy bình quang học
Ngoài ra còn có một số bộ phận khác là: 3 ốc cân bằng, ống thăng bằng dài, vít nghiêng, thấu kính, lăng kính, ống thăng bằng tròn, bộ phận tự chỉnh tiêu ngắm nằm ngang.
Bạn cần nắm rõ cấu tạo và vị trí các bộ phận của máy thủy bình để khi thao tác điều khiển không cần phải tốn nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm kiếm.
Xem thêm: Có thể đo khoảng cách bằng máy thủy bình không?
Công dụng máy thủy bình
Với các chức năng phổ biến như truyền cao độ giữa 2 điểm, xác định độ cao của một vật thể/vị trí, đo khoảng cách từ máy đến mia, đo góc,… hiện nay, máy thủy bình đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như xây dựng, địa chất, khảo sát trắc địa, thi công cầu đường, đo đạc tại công xưởng,…
Ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng, máy thủy bình được sử dụng trong công tác san lấp mặt bằng, kiểm tra độ phẳng của sàn, kiểm tra độ võng của dầm, triển khai các bản vẽ thiết kế hiện trường về độ cao,… Trong lĩnh vực địa chính, máy thủy chuẩn lại được sử dụng cho các công việc dẫn tuyến thuỷ chuẩn từ các điểm gốc về chân công trình, kiểm tra độ cao, khoảng cách giữa các vị trí,…
Các loại máy thủy bình
Dựa trên độ chính xác và nguyên lý hoạt động của thiết bị mà người ta phân máy thủy chuẩn ra làm hai loại chính:
Dựa vào độ chính xác, máy thủy bình được phân làm 3 loại:
- Máy thủy bình có độ chính xác thấp: sai số đo khép nằm trong khoảng 2.0 mm -2.5 mm/km
- Máy thủy bình có độ chính xác trung bình: sai số do khép trong khoảng 1.0mm -2.0 mm/km
- Máy thủy bình độ chính xác cao: sai số đo khép dưới 1.0mm/km
Dựa trên nguyên lý làm việc, máy thủy bình có 2 loại là:
- Máy thủy bình tự động
- Máy thủy bình điện tử (tên gọi khác: máy thủy bình laser)
Trong đó, máy thủy bình laser với nhiều ưu điểm vượt trội là loại được sử dụng phổ biến hơn. Bạn có thể tham khảo một số dòng sản phẩm đến từ các hãng nổi tiếng máy thủy bình Bosch, Leica, Pentax như: Bosch GOL 32D, Bosch GOL 26D, Leica NA332, Pentax AP 224,…
Cách đo cao độ bằng máy thủy bình
Bước 1: Khởi động máy bằng cách nhấn vào công tắc nguồn (công tắc ON – OFF)
Bước 2: Điều chỉnh lại máy để đảm bảo thiết bị ở vị trí cân bằng nhất, cho kết quả đo chính xác nhất
Bước 3: Tiến hành đo đạc. Tùy theo yêu cầu công việc mà bạn có thể lựa chọn chức năng phù hợp thông qua phím chức năng được trang bị trên đỉnh máy
Bước 4: Ghi chép lại số liệu đo được
Lưu ý: Khi tiến hành đo bằng máy thủy chuẩn, mia phải được dựng thẳng và cố định, không bị xê dịch trong quá trình đo cho tới khi đo xong 1 trạm.
Trên đây là những kiến thức liên quan đến máy thủy bình là gì, cấu tạo, công dụng và cách đo bằng máy thủy bình dành cho những ai chưa biết. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ sử dụng máy tốt hơn cho công việc của mình.