Hướng dẫn kiểm định máy thủy bình, gồm phương pháp nào?

15/11/2022 243

Kiểm định máy thủy bình là cần thiết để đảm bảo được dòng máy đó đã đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng hay chưa? Vậy kiểm định như thế nào và gồm những phương pháp gì? Cùng tìm hiểu.

Kiểm định máy thủy bình là gì?

Máy thủy bình là công cụ trắc địa sử dụng phổ biến trong công tác đo đạc ngoài công trường như xây dựng nhà ở, làm đường, giao thông, san lấp mặt bằng. Thiết bị này sẽ hỗ trợ xác định chính xác độ cao, độ xa hoặc so sánh độ cao giữa hai điểm:

  • Xác định độ cao tương đối của 1 điểm: độ cao của điểm đó với một mốc do mình tự chọn.
  • Xác định độ cao tuyệt đối: từ điểm đó tới mặt thủy chuẩn.
Máy thủy bình là công cụ trắc địa yêu cầu độ chính xác cao

Máy thủy bình là công cụ trắc địa yêu cầu độ chính xác cao

Và để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo thì việc kiểm định máy thủy bình là hoạt động vô cùng cần thiết. Đây là công việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy thủy bình dựa theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như: kỹ thuật an toàn sau khi sản xuất, kỹ thuật an toàn trước khi sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Sai số máy thủy bình cho phép là bao nhiêu? Cách kiểm tra sai số máy thủy bình

Khi nào mới phải kiểm định máy thủy bình?

Mặc dù máy thủy bình không quá yêu cầu khắt khe về an toàn lao động những lại bắt buộc phải có kiểm định, vì công việc đo đạc trắc địa luôn đòi hỏi độ chính xác cao, vì vậy việc kiểm định máy thủy bình là điều nên làm và cũng rất cần thiết.

Khi mới mua máy về

Máy thủy bình phải cần đảm bảo độ chính xác cao gần như tuyệt đối mới được đưa vào sử dụng, để có được các số liệu chuẩn xác trong công tác đo đạc trắc địa. Vì vậy sau khi mua máy về thì việc đưa qua cho bên kiểm định đánh giá, nếu máy đạt chuẩn theo tiêu chuẩn quy định sẽ có tem chứng nhận và giấy tờ công bố đạt chuẩn.

Dán tem kiểm định nếu máy đạt chuẩn

Dán tem kiểm định nếu máy đạt chuẩn

Bạn có thể tham khảo một số hãng chất lượng cao như: máy thủy bình Bosch của Đức; Leica của Thủy Sĩ. Một số dòng máy bán chạy bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra định kì

Trong quá trình sử dụng sẽ có những sai số nhất định, vì vậy nên việc kiểm định máy thủy bình nên được tiến hành định kì 6 tháng/lần để đảm bảo chất lượng của thiết bị.

Khi máy gặp vấn đề

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm định máy thủy bình sớm hơn dự kiện định kì khi:

  • Máy bị dính nước vì nó là tác nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả đo lường. Mặc dù hiện nay các thiết bị máy thủy bình đều trang bị khả năng chống nước cao, nhưng sẽ không ở mức tuyệt đối, vì vậy để cẩn thận hơn hãy kiểm định lại máy.
  • Máy bị rơi vỡ, va chạm mạnh, lúc này việc kiểm định máy sẽ giúp chúng ta phát hiện lỗi và hiệu chuẩn lại để đảm bảo tốt cho công việc đo đạc.
Định kì nên kiểm định máy thủy bình 6 tháng/lần

Định kì nên kiểm định máy thủy bình 6 tháng/lần

Hướng dẫn kiểm định máy thủy bình

Hầu hết các trung tâm kiểm định thiết bị đo lường, trong đó có máy thủy bình laser đều thực hiện cách làm như sau:

Bước 1. Kiểm tra sơ lược bên ngoài

Kiểm tra thông tin về tên mã, nơi sản xuất, tem mã chứng nhận, thông số làm việc in trên bao bì, máy đo.

Kiểm tra kĩ càng các chi tiết, bộ phận trên máy và kết luận vào biên bản hiệu chuẩn. Ví dụ như với máy đạt chuẩn sẽ kết luận như sau:

  • Ốc cân máy và đế máy: Cấu tạo chắc chắn, không rung lắc, độ kín cao
  • Hệ thống quang học: Sáng, rõ ràng.
  • Bộ phận vi động ngang: Nhẹ, không rơ, không bị tắc.
  • Bộ phận điều quang: Nhẹ, không tắc.
  • Gương nhìn bọt thủy: Rõ ràng.

Trường hợp có bộ phận nào không đạt phải cân chỉnh lại trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật

Các yếu tố để kiểm tra kỹ thuật của máy thủy bình, đó là:

  • Cân bằng máy: Kiểm tra bọt thủy tròn.
  • Đối với máy thủy bình tự động điều chỉnh tia ngắm: Đặt mia cách máy khoảng 20 – 30m đọc được trị số, sau đó lần lượt chỉnh 3 ốc cân một nửa ren ốc nếu trị số đọc trên mia không thay đổi là con lắc tự động trong máy hoạt động bình thường. Nếu trị số đọc mia thay đổi tức là bộ tự động của máy ko hoạt động, cần liên hệ với các nhà cung cấp để sửa máy thủy bình.
  • Kiểm tra sai số góc I: Nếu muốn tính sai số góc I theo độ, phút, giây, tính theo công thức sau: Tg(I) =(X-Y)/D. Trong đó, D là khoảng cách từ máy đến mia; Độ chênh cao X là hiệu số của trị số trên 2 mia cách nhau 50m (máy thủy bình đặt chính giữa 2 mia); Y là kết quả sau khi chuyển máy tới gần 1 mia ( cách tầm 5m) quay máy đọc 2 trị số ở 2 mia, tính toán được 1 trị chênh cao Y. Lưu ý nếu X và Y trùng hoặc gần trùng nhau thì máy đang hoạt động tốt.
Nên đặt máy thủy bình nằm giữa hai bia khi kiểm định góc

Nên đặt máy thủy bình nằm giữa hai bia khi kiểm định sai số góc

Bước 3. Kiểm tra đo lường

Kiểm tra máy trải qua 3 phương pháp, tùy vào loại máy và đề xuất của người yêu cầu kiểm định:

Phương pháp thử đơn giản

Đặt máy lên tripod, giá 3 chân, sau đó chỉnh tâm máy ở độ cao ~1,3m so với tâm mốc vị trí 1/2 và tâm của bộ phận dọi tâm trùng với tâm mốc vị trí 1/2.

Tiếp đến thực hiện cân bằng máy sao cho bọt thủy nằm vào điểm giữa, rồi quay máy lia 90° và 180°. Nếu bọt thủy vẫn nằm ở giữa thì đạt yêu cầu, thực hiện các bước tiếp theo. Nếu bọt thủy lệch lớn phải dùng lục lăng chỉnh sao cho 2 vị trí đó trùng nhau.

Quá trình kiểm định được đặt lần lượt tại 2 tâm mốc. Tâm mốc vị trí 1/2 và tâm mốc vị trí 1/6. Mỗi tâm mốc được đo làm 10 lần, mỗi lần đo một cặp giá trị cao độ trên 2 thước chuẩn tại vị trí A và B. Sau mỗi lần đo nhấc máy lên và đặt lại tại một vị trí gần sát vị trí cũ.

Trong quá trình hiệu chuẩn, phải ghi chép cả điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm trước và sau khi kết thúc phép thử.

Phương pháp thử toàn phần

Đặt máy thủy bình laser về tâm mốc vị trí 1/2. Điều chỉnh tâm máy ở độ cao khoảng 1,3m so với tâm mốc vị trí 1/2  và tâm của bộ phận dọi tâm trùng với tâm mốc vị trí 1/2. Cân bằng máy sao cho bọt thủy nằm ở vị trí điểm giữa ống thủy.

Quá trình kiểm định được thực hiện làm 2 đợt. Mỗi đợt được đo làm 20 lần, mỗi lần đo một cặp giá trị cao độ trên 2 thước chuẩn tại vị trí A và B. Sau mỗi đợt đo, tiến hành hoán đổi vị trí hai thanh thước chuẩn.

Cần theo dõi điều kiện môi trường và lưu giá trị nhiệt độ, độ ẩm trước và sau khi kết thúc quá trình kiểm định.

Bước 4: Xử lý kết quả

Máy thủy bình đạt yêu cầu sẽ được:

  • Dán tem kiểm định chuẩn (không phải tem hiệu chuẩn).
  • Giấy kiểm định máy thủy bình: bao gồm giấy kiểm định, kết quả kiểm định, hồ sơ năng lực của đơn vị kiểm định.

Chu kỳ kiểm định được khuyến nghị là 6 tháng một lần.

Như vậy là Thông tin kỹ thuật vừa hướng dẫn các bạn cách kiểm định máy thủy bình. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu quý khách muốn mua máy thủy bình laser, máy đo khoảng cách Bosch, có thể đặt hàng online qua maydochuyendung.com hoặc maykhoanbosch.net – Địa chỉ số 30 Mạc Thái Tổ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy hoặc 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11 để được xem hàng thực tế! Hoặc gọi về hotline: 0904 810 817 (Hà Nội) – 0979 244 335 (Hồ Chí Minh).