Tác hại của sương mù đối với sức khỏe con người như thế nào?
28/12/2021 1302
Trong sương mù có chứa bụi bẩn, khí độc hại gây ra một số bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Vậy tác hại của sương mù đến sức khỏe của con người như thế nào? Làm sao để bảo vệ sức khỏe của chúng ta trong thời tiết sương mù? Tất cả sẽ được Thongtinkythuat.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tác hại của sương mù là gì? Có nguy hiểm không?
Tác hại của sương mù là gì? Sương mù chính là hiện tượng hơi nước bị bốc lên cao ở trong khí quyển và ngưng kết lại thành các hạt nước nhỏ li ti trôi lơ lửng trong không khí và chúng hoạt động sát mặt đất.
Đối với các khu vực đô thị hiện nay thường xuất hiện hiện tượng sương mù dày đặc và là nguyên nhân gây phát tán bụi mịn. Do đó ở các thành phố lớn sương mù có khả năng ô nhiễm và chứa nhiều chất độc hại là rất cao.
Những chất ô nhiễm này có tác động không tốt đến hô hấp của người, đặc biệt không tốt với những người nhạy cảm với thời tiết.
Còn với khu vực miền núi sương mù thường có độ ẩm cao và kiểu thời tiết lạnh điều này khiến cho những người mắc bệnh về đường hô hấp thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
Bên cạnh đó sương mù còn có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe con người trong đó có thể kể đến như:
Ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp của con người
Ngoài việc chứa bụi bẩn và các chất độc hại thì kiểu thời tiết ẩm ướt kết hợp với sương mù là điều kiện rất tốt cho các loại vi sinh vật, virus, nấm và vi khuẩn phát triển cũng như phát tán ngoài môi trường.
Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng viêm phế quản… Hay làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn, hen phế quản.
Sương mù ảnh hưởng đến thị lực
Sương mù dày đặc tất nhiên là sẽ có ảnh hưởng đến tầm nhìn. Tuy nhiên bên cạnh đó thì các chất gây ô nhiễm có trong sương mù cũng sẽ gây ra kích ứng màng trong mắt, dẫn đến nhiễm trùng mắt, đau mắt, khiến cho mắt sưng và tấy đỏ.
Ảnh hưởng đến hệ xương khớp
Như chúng ta điều biết sương mù xuất hiện nhiều khi thời tiết giảm sâu và đây cũng là điều kiện thích hợp để xuất hiện sương muối.
Theo như Cục Y tế dự phòng cho biết sương muối có ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp của người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt là những người mắc bệnh về xương khớp đã lâu, chúng gây nên tình trạng tê buốt hay đau nhức.
Xem thêm: Hiện tượng sương mù dày đặc là do đâu? Tìm hiểu và lý giải nguyên nhân
Là nguyên nhân gây ra bệnh sởi và bệnh đậu mùa
Một trong những tác hại nghiêm trọng phải kể đến nữa đó chính là nguyên nhân phát tán của bệnh đậu mùa, bệnh sởi… Bệnh đậu mùa, sởi thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông và mùa Xuân khi điều kiện về độ ẩm không khí tăng cao kết hợp với mưa phùn.
Đây là môi trường tốt nhất để lây lan vi khuẩn virus gây hại, ngoài ra trong điều kiện thời tiết này hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng và suy giảm nghiêm trọng dẫn đến cơ thể dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Các bệnh về da là tác hại của sương mù
Độ ẩm cao kết hợp với sương mù dày đặc là điều kiện cho nấm mốc, vi sinh vật gây hại sinh sôi bám vào đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là quần áo khi bạn phơi trực tiếp ở dưới sương mù. Vì thế mà các bạn nữ nên cẩn thận khi gặp kiểu thời tiết này vì chúng có khả năng gây viêm nhiễm rất cao.
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết sương mù
Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết có sương mù như hiện nay các bạn cần phải có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống và phòng tránh lành mạnh, cụ thể:
Có chế độ ăn uống khoa học
Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ có thể giúp cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh, phòng được sự tấn công của bệnh tật.
Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, C và D, đây đều là những vi chất có vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cũng như ngăn ngừa các tác động tiêu cực của các chất oxy hóa tới cơ thể.
Bên cạnh đó thì bạn cũng cần phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngăn chặn tình da khô, nứt nẻ. Bạn nên biết rằng làn da là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân ô nhiễm có trong sương mù.
Không nên ra ngoài đường quá sớm, nếu có thể thì nên hạn chế ra khỏi nhà
Với trẻ nhỏ, người già, những người mắc bệnh đường hô hấp và tim mạch thì nên hạn chế ra ngoài đường, hạn chế việc mở cửa sổ trong những ngày này. Nếu cần thiết ra ngoài đường nên đeo khẩu trang PM2.5 hoặc là khẩu trang than hoạt tính để đi ra ngoài đường.
Trong những ngày lạnh xuất hiện sương mù dày đặc thì nên tránh việc ra ngoài đường quá sớm bởi vì lúc này nồng độ bụi mịn có trong không khí cũng cao hơn mức bình thường. Nếu bắt buộc ra đường vào sáng sớm nên đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể tránh sương xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Đâu là loại khẩu trang chống bụi mịn tốt nhất hiện nay?
Vệ sinh cá nhân thường xuyên để tránh những tác của sương mù
Trong những ngày này bạn nên thường xuyên vệ sinh mũi với họng bằng nước muối sinh lý để tránh các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, không nên rửa mặt bằng nước lạnh, sử dụng nước ấm vừa đủ để loại bỏ hoàn toàn bụi mịn được bám trên da mà vẫn giữ được da không bị nẻ.
Không nên phơi quần áo qua đêm ở bên ngoài trời khiến nấm mốc có cơ hội hình thành, bám quần áo gây ẩm ướt dễ dẫn đến viêm nhiễm. Không mặc quần áo ẩm ướt mà hãy dùng máy sấy quần áo cho khô.
Như vậy, có thể thấy rằng tác hại của sương mù đối với sức khỏe của con người là rất nhiều và nguy hiểm. Đặc biệt là với những ai mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính như hen suyễn, hen phế quản…. Do đó trong những ngày này bạn cần có biện pháp bảo vệ cơ thể hợp lý, hiệu quả để phòng tránh những tác hại có thể xảy đến với cơ thể mình.
Trên đây là những tác hại của sương mù đối với sức khỏe và một số biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích, giúp bạn có thêm hiểu biết cũng như bảo vệ được tối đa sức khỏe của mình. Nếu thấy hay thì hãy chia sẻ cho bạn bè và những người thân yêu cùng tham khảo nhé!