Tìm hiểu về sức gió và cấp bão, sức gió có bao nhiêu cấp?

25/11/2021 4411

Vào mùa mưa bão trong năm khi chúng ta nghe tin tức trên các bản tin dự báo thời tiết thường nghe đến các thông tin với cơn bão có sức gió cấp mấy? Vậy tốc độ của gió trong cơn bão nghĩa là gì? tốc độ của gió có bao nhiêu cấp? Bài viết dưới đây của Thongtinkythuat.com sẽ giải đáp cho bạn biết điều đó.

Tìm hiểu về thang sức gió, tốc độ gió có bao nhiêu cấp

Sức gió là tốc độ di chuyển của gió trong một giây có thể đi được quãng đường là bao nhiêu mét kí hiệu là (m/s). Vận tốc của gió càng mạnh cấp độ gió càng cao và ngược lại. Vậy cấp độ gió là gì?

Tìm hiểu về thang sức gió, sức gió có bao nhiêu cấp?

Tìm hiểu về thang vận tốc của gió, tốc độ gió có bao nhiêu cấp?

Cấp độ gió là tốc độ được giới hạn trong khoảng từ bao nhiêu m/s hay km/s đến bao nhiêu m/s hay km/s, ví dụ để bạn dễ hiểu hơn: Gió cấp 1 có tốc độ gió từ 0,3-1,5 m/s (trong đó m là quãng đường di chuyển, s là thời gian di chuyển) hay 1-5 km/h dựa theo thang Vận tốc của gió Francis Beaufort.

Thang sức gió Francis Beaufort

Thang tốc độ gió Beaufort là thành tựu do Francis Beaufort – một Đô Đốc hải quan đồng thời cũng là Nhà Thủy Văn Học người Israel đề xuất từ năm 1805, dựa trên các mô tả về trạng thái của mặt biển.

Và từ cuối những năm 1830 thì thang đo này đã được đưa vào nhật ký đi biển của tàu hải quân Anh như một tiêu chuẩn về thang đo vận tốc của gió.

Về sau thì việc phân cấp gió đã được hoàn thiện dần và đặc biệt là việc thêm vận tốc gió để sử dụng được cho cả trên đất liền. Cho đến năm 1923 thang đo tốc độ gió Beaufort được phân từ cấp 0 đến cấp 12 đã được tiêu chuẩn hóa.

Và đến năm 1939 thang đo này đã được tổ chức Khí tượng Thế Giới (WMO) công nhận.

Hiện nay thang đo vận tốc của gió Beaufort được sử dụng phổ biến trên Thế Giới và được ứng dụng trong các tác dự báo thời tiết. Đơn vị đo vận tốc của gió được tính bằng dặm Anh (mile), 1 dặm = 1.609344 Km (tính chẳn là 1,6 Km).

Xem thêm: Gió bắt đầu từ đâu? Chúng có vai trò gì và được ứng dụng như thế nào?

Bảng cấp gió và bão theo thang sức gió Beaufort

Cấp gió Vùng Tốc độ gió Mức độ nguy hại

 

m/s Km/h
0

1

2

3

0-0.2

0,3-1,5

1,6-3,3

3,4-5,4

<1

1-5

6-11

12-19

– Gió rất nhẹ.

– Không gây ra bất kỳ nguy hại nào.

4

5

Vùng áp thấp 5,5-7,9

8,0-10,7

20-28

29-38

– Mức độ gió này làm cho cây nhỏ có lá bắt đầu lay động. Gây ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

– Mặt biển lúc này hơi động.Thuyền đánh cá bị chao nghiêng và phải cuốn bớt buồm.

6

7

Áp thấp nhiệt đới 10,8-13,8

13,9-17,1

20-28

29-38

– Những cây nhỏ có lá bắt đầu lay động.

– Mạt biển cũng hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng mạnh hơn.

 

8

9

Bão 17,2-20,7

20,8-24,4

62-74

75-88

– Vận tốc của gió đủ làm gãy cành cây và tốc mái nhà gây thiệt hại về hoa màu và nhà cửa.

– Phương tiện di chuyển như xe máy, xe đạp không thể đi ngược gió.

– Biển động rất mạnh và gây nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

10

11

Bão Mạnh 24,5-28,4

28,5-32,6

89 – 102

103 – 117

– Làm đổ cây cối lớn, tốc mái nhà cửa, gãy cột điện.

– Gây thiệt hại rất nặng nề về cả người và của.

– Biển động rất dữ dội, có khả năng làm đắm tàu biển.

 

12

13

14

15

16

17

Siêu bão 32,7 – 36,9

37,0 – 41,4

41,5 – 46,1

46,2 – 50,9

51,0 – 56,0

56,1 – 61,2

118 – 133

134 – 149

150 – 166

167 – 183

184 – 201

202 – 220

– Sức phá hoại của sức gió cấp 12 cực kỳ lớn có thể làm đổ cây, nhà cửa, cột điện…

– Sóng biển cực kỳ mạnh và có khả năng  đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

 

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của gió, dự báo trước thời tiết, các thiên tai có thể xảy ra thì các nhà khí tượng học phải sử dụng đến máy đo tốc độ gió dưới dạng thiết bị cầm tay để tìm ra các thông số đo đạc về gió như tốc độ, áp suất, lưu lượng gió. Một số dòng máy đo tốc độ gió được sử dụng phổ biến tại các cơ quan khí tượng:

Cấp bão là gì? Tốc độ gió của bão là bao nhiêu?

Cấp bão là thuật ngữ dùng để phân chia cường độ của các cơn bão hiện nay. Theo như quy ước chung trên toàn Thế Giới thì vận tốc của gió sẽ được tính dựa trên trung bình một phút, còn cường độ mạnh yếu của bão được tính dựa trên khoảng thời gian mà cơn bão đó đổ bộ vào đất liền.

Hiện nay các nước đang dùng hai thang phân loại bão để xác định cấp bão là: Thang bão Saffir – Simpson và thang sức gió của Beaufort, trong đó:

Thang bão Saffir – Simpson

Thang bão Saffir – Simpson hiện đang được sử dụng để đo lường các cơn bão nhiệt đới thường xuất hiện ở khu vực Bán Cầu Tây, nơi có nhiều cơn bão lớn và thường lớn hơn rất nhiều lần so với áp thấp nhiệt đới.

Cấp bão là gì?

Cấp bão là gì? Làm sao để phân chia cường độ cấp bão?

Thang này phân chia bão thành 5 cấp và được đo dựa vào tốc độ gió kéo dài, sóng cồn và áp suất ở tâm bão.

Tuy nhiên thì đến năm 2009 trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Hoa Kỳ đã loại bỏ 2 yếu tố là: Sóng cồn và áp suất ở tâm bão ra khỏi tiêu chí phân cấp và chuyển hóa nó thành thành đo vận tốc gió thuần túy vì sự không chính xác hoàn toàn của thang đo này.

Thang sức gió Beaufort

Khác với thang bão Saffir – Simpson thì thang đo vận tốc của gió Beaufort được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn, và hiện nay Việt Nam của chúng ta cũng đang sử dụng thang đo này.

Nếu như trước đây thang sức gió Beafort chỉ phân chia vận tốc của gió thành 13 cấp từ cấp 0-12 thì hiện nay nó đã được thêm vào từ cấp 13 đến cấp 17.

Mục đích khi thêm các cấp từ 13 đến 17 là để đo các cơn bão nhiệt đới mạnh và rất mạnh có vận tốc của gió rất lớn thường được gọi là siêu bão.

Tốc độ gió của bão là bao nhiêu?

Tốc độ gió của bão là bao nhiêu?

Tuy nhiên ngày nay với sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái Đất đã hình thành nên nhiều siêu bão lớn với cường độ rất mạnh và cấp 17 vẫn không đủ để diễn đạt hết sức mạnh của chúng. Chính vì vậy tại một số nước trong đó có Việt Nam của chúng ta hiện nay đang sử dụng thang sức gió Beaufort hoàn toàn mới có đến 31 cấp độ.

Trên đây là một số thông tin về sức gió và cấp bão, hy vọng rằng với những thông tin về sức gió và cấp bão trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc phân loại cường độ các cơn bão đang thường xuyên đổ bộ vào nước ta. Từ đó chúng ta có thể đánh giá được chính xác khả năng tàn phá của chúng và đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời nếu không may nơi bạn ở gặp phải các cảnh báo về các cơn bão sẽ diễn ra trong tương lai.