Tư vấn cách xử lý nước có độ ph cao hiệu quả nhất

20/03/2022 765

Thongtinkythuat.com xin chia sẻ tới bạn đọc một số cách xử lý nước có độ pH cao, có thể áp dụng ngay và chắc chắn sẽ thu được hiệu quả tốt nhất. 

Tìm hiểu về độ pH

Độ pH là gì?

Độ pH là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch, dưới sự tác động bởi một hằng số điện ly. Độ pH của nước là chỉ số đo hoạt động của ion H+ trong nước. Thang đo độ pH có 14 mức từ giá trị 0 cho đến 13. Cụ thể như sau:

  • pH nước < 7: Nước có tính axit
  • pH nước = 7: Nước trung tính
  • pH nước > 7: Nước có tính kiềm
Thang đo độ pH

Thang đo độ pH

Tất cả các dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có nồng độ pH riêng, độ pH sẽ cho bạn biết dung dịch đó có ăn mòn đường ống cũng như vật chứa nước hay không. Đồng thời, đánh giá được khả năng hòa tan các kim loại như đồng, sắt,…vào nước như thế nào. Đối với nước sinh hoạt, độ pH thích hợp sẽ là 6 – 8.5. Bạn có thể sử dụng các loại thiết bị đo pH như bút đo pH để kiểm tra độ pH của nước uống, nước sinh hoạt, nước nuôi trồng thủy/hải sản.

Xem thêm: 

Tác động của độ pH tới sức khỏe và sản xuất

Đối với độ pH thích hợp thì cá, tôm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho hiệu quả nuôi trồng cao. Nếu pH không nằm trong ngưỡng cho phép, chỉ cần vượt quá hoặc thấp hơn 0.5 sẽ khiến thủy sản bị sốc, kém ăn… Lâu ngày sẽ khiến cá, tôm chậm tăng trưởng, còi cọc và dễ nhiễm bệnh.

Độ pH của một số dung dịch

Độ pH của một số dung dịch

Độ pH của nước sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, nếu uống nước có độ pH thấp (tính axit) trong thời gian dài thì hệ men tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến các hiện tượng như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…Nước pH thấp sẽ phản ứng với Clo khử trùng tạo thành trihalomethane gây ra bệnh ung thư. Nước có độ pH cao (tính bazơ) sẽ gây bệnh sỏi thận nếu sử dụng lâu ngày.

Cách xử lý nước có độ pH cao dễ thực hiện và hiệu quả nhất

Phương pháp trung hòa

  • Bạn trộn lẫn nước thải Acid và nước thải kiềm
  • Bổ sung các tác nhân hóa học
  • Lọc nước acid qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa
Bút đo pH trong đất và nước Hanna HI981030

Sử dụng bút đo để kiểm tra độ pH trong nước

Phương pháp kết tủa

  • Cách này được dùng để loại bỏ photpho và ion kim loại nặng có trong nước thải công nghiệp. Hóa chất kết tủa thường được sử dụng là OH-, CO2-/3,…
  • Thêm các hóa chất Carbamate, diethythiocarbamate, trimercapto-s-triazone, muối trisodium để gia tăng hiệu quả kết tủa.

Xem thêm:

Phương pháp truyền thống

  • Sử dụng bơm định lượng để cân bằng độ hóa chất. Bạn cần phải xác định lượng soda hoặc hỗn hợp giữa soda và Hypochlorite  trên nồng độ pH thực tế với mức pH tiêu chuẩn, tiến hành cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ.
  • Dùng Kali để nâng PH. Phải tính toán kỹ lưỡng khi sử dụng phương pháp này để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng nguồn nước đã điều chỉnh.
Điều chỉnh độ pH của nước về mức có lợi cho sức khỏe

Điều chỉnh độ pH của nước về mức có lợi cho sức khỏe

  • Sử dụng máy điều chỉnh nồng độ pH theo mức giới hạn và mong muốn.
  • Sử dụng vôi:  Rắc vôi bột vào nước.
  • Dùng hạt nâng pH L.S: Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực với hướng lọc từ trên xuống dưới. Sau một thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn) cần bổ sung hạt.

Trên đây là các cách xử lý nước có độ pH cao. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy hải. Nếu bạn muốn mua bút đo độ pH, hãy ghé thăm https://maydochuyendung.com/ để được tư vấn chuyên sâu nhé.