5 Kỹ năng cần dạy để bảo vệ trẻ khi bạo lực học đường

30/05/2022 992

Khi vấn nạn bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại và trở thành vấn đề lo ngại khi mang đến rất nhiều những hệ quả tiêu cực nhất là đối với học sinh. Vậy, phụ huynh cũng như toàn xã hội cần làm gì để bảo vệ trẻ khi bị bạo lực học đường. Bạn hãy cùng tham khảo 5 điều nên làm để trang bị những kỹ năng cần thiết.

Thực trạng bạo lực học đường diễn ra thường xuyên

Theo những thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm xảy ra khoảng gần 1600 vụ đánh nhau, bạo lực học đường diễn ra trong trường và bên ngoài. Những vụ đánh nhau hay bạo lực học đường ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của các em học sinh.

Bạo lực học đường là vấn nạn phổ biến trong trường học

Bên cạnh đó, không chỉ là những vụ đánh nhau, mà những bạo lực về tính năng bằng lời nói hay bạo lực mạng hướng đến những học sinh. Những vụ bạo lực học đường xảy ra một phần khi trẻ chưa được trang bị những kỹ năng để bảo vệ bản thân. Các phụ huynh và các em có thể tham khảo dưới đây.

5 kỹ năng bảo vệ trẻ trước bạo lực học đường

Nhận biết dấu hiệu của bạo lực học đường

Trước tiên việc nhận biết được một vụ bạo lực học đường đang xảy ra. Dấu hiệu của tiền bạo lực học đường như bị tẩy chay, bị cho ra rìa, những lần trêu đùa quá kích,..

Việc trẻ có thể nhận biết có khả năng bị bắt nạt sẽ giúp trẻ né tránh được việc bị bạo hành từ cách hành xử trong lớp. Ngoài ra, trẻ cũng có thể chia sẻ với giáo viên hay cha mẹ, bạn bè.

Trẻ cần được dạy cách phát hiện mình đang là đối tượng bị bạo hành

Trẻ cần được dạy cách phát hiện mình đang là đối tượng bị bạo hành

Từ đó, họ sẽ giúp trẻ có những cách để giải quyết vấn đề hợp lý cũng như tìm ra những nguyên nhân khiến con bị bắt nạt. Nhờ vậy, các con cũng sẽ được hướng dẫn cách giao tiếp, rèn luyện cũng như trau dồi giúp con mạnh mẽ hơn để không trở thành đối tượng bị bắt nạt

Kỹ năng nêu quan điểm để phê phán cũng như học cách phòng chống bạo lực học đường

Trẻ cần được quan tâm và tạo điều kiện được học những kỹ năng như nhận biết, phân tích cũng như đánh giá các hành vi và thái độ của các bạn, những người xung quanh. Trẻ sẽ cần biết phân biệt được những cái đúng, sai và dũng cảm phê phán những cái sai như bắt nạt trong lớp, trường.

Trẻ cũng sẽ nhận định được những hành vi tốt và tránh được những hành vi xấu, không đúng với quy chuẩn của trường, xã hội. Đặc biệt, với những hành vi sẽ có hệ quả xấu như bị pháp luật xử lý, cải tạo tại những trường giáo dưỡng.

Trẻ cần được học kỹ năng hòa nhập với các bạn

Các trẻ sẽ khuyến khích tham gia những hội bạn, nhóm bạn như các nhóm học tập, các câu lạc bộ… Như vậy, trẻ sẽ có thêm động lực để học tập cũng là công vụ để phòng chống bạo lực học đường. Trẻ cũng sẽ duy trì được các mối quan hệ, được các bạn bảo vệ mình khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường.

Kỹ năng hòa nhập với bạn bè giúp trẻ tự tin hơn

Kỹ năng hòa nhập với bạn bè giúp trẻ tự tin hơn

Đây cũng là kỹ năng giúp trẻ biết chọn những bạn tốt, tránh được những cuộc ẩu đả hoặc gây sự hay xung đột. Trẻ cũng biết để tránh kết bạn với những người bạn xấu.

Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy bạo lực học đường

Những học sinh đặc biệt là các trẻ ở khối THCS thường quan tâm với những mối quan hệ bạn bè. Các em thường coi trọng các bạn nhưng cũng có nhiều suy nghĩ bất hòa khiến xảy ra những lo lắng cũng như gây nên trạng thái căng thẳng. Khi đó, trẻ có thể làm những hành vi tiêu cực như bắt nạt bạn hoặc tự làm tổn thương mình.

Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm, gần gũi, chia sẻ cũng như động viên trẻ để có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Nhờ vậy, trẻ sẽ học được cách cân bằng tâm lỹ, tránh được những cuộc nổi loạn, ẩu đả hay tránh được trầm cảm, tránh nguy cơ cao nhất là tử tự.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo lực học đường

Các trẻ đang ở giai đoạn trưởng thành nên tâm lý, cảm xúc chưa thực sự ổn định. Trẻ dễ bị ảnh hưởng, kích động dẫn đến những hành động từ nổi loạn, tự kỷ, trầm cảm dẫn tới những hành vi tiêu cực như tự tổn thương hay tự sát. Đặc biệt, với những trẻ bị bạo hành, bị ức hiếp, đánh đập hay khủng bố về tinh thần khó kiểm soát được tâm lý.

Kỹ năng dạy trẻ kiểm xoát được cảm xúc

Kỹ năng dạy trẻ kiểm xoát được cảm xúc

Bởi vậy, trẻ rất cần được dạy những kỹ năng kiểm soát được cảm xúc. Như trẻ có thể học hít thở sâu và đếm từ 1 – 10, nghĩ đến những chuyện vui, làm những điều yêu thích để giảm căng thẳng.

Các phụ huynh, thầy cô cũng cần có những buổi thảo luận với trẻ để trẻ có thể giải tỏa những khó khăn. Bên cạnh đó cũng giúp trẻ có thể điều chỉnh lại được cảm xúc và hành vi phù hợp.

 Trên đây là những kỹ năng cần được dạy cho trẻ để bảo vệ trẻ trước bạo lực học đường. Nhờ vậy, trẻ có thể trải qua đời học sinh an toàn, học được những điều hay cũng như có những kỷ niệm hạnh phúc.